Tài liệu Về tam giáo đồng hành tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Thực hành triết lý cơ bản của Phật giáo.

    Triết lý Phật giáo có thể tóm tắt trong bốn câu kệ sau của thiền sư Vạn Hạnh:

    Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

    Vạn mộc xuân vinh thu héo khô

    Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

    Thịnh suy như lệ thảo đầu phô

    Dịch nghĩa như sau:

    Đời người như bóng chớp, có rồi lại về không,

    Vạn thứ cây mùa xuân tươi tốt, mùa thu khô héo,

    Đạt đến sự thông hiểu thì không sợ hãi sự thịnh suy nữa,

    Thịnh suy chỉ như giọt sương treo đầu ngọn cỏ.


    Bài kệ đó nói về nhịp điệu của thân xác ta, hiện đang là “hữu” nhưng sẽ nhanh chóng về “vô”. Tất cả những gì tồn tại trong ta, trước mắt ta, ngay cả thân ta nữa sẽ nhanh chóng hoàn về “vô”, về “không”. Tất cả như “ảo ảnh”, biến hóa nhanh như điện. Mùa xuân thì tươi tốt, vinh hoa, nhưng thu đến thì héo khô, suy kiệt. Rồi cả những thứ to lớn hơn, vĩ đại hơn cái thân xác nhỏ bé của ta, nay đang cực thịnh, cũng sớm tàn suy. Hiểu luật thịnh suy, thì không sợ nó, vì sự thịnh suy cũng chỉ như giọt sương lệ đầu ngọn cỏ mà thôi.


    Vậy thực ra, triết lý đạo Phật dạy ta nhìn cái “sắc” mà thấy cái “không”. Hơn nữa, triết lý Phật còn chỉ ra rằng cái nhịp biến đổi “sắc – không”, “không –sắc” rất nhanh chóng, như giọt sương đầu ngọn cỏ sẽ sớm tan.

    Từ đó suy ra, chỉ có nhịp điệu tích/tản, lên/xuống là vĩnh hằng. Đối với chúng ta, những người bình thường, vấn đề là trong những cái tinh túy của Đạo Phật, chọn lấy vài điều giản dị nhất, cốt lõi nhất, rồi hàng ngày theo đó mà thực hành. Thực vậy, đại lễ Phật Đản vừa qua thu hút tấm lòng và con mắt của nhiều người dân Việt nam, và cả nhiều bạn bè trên thế giới nữa. Hai vạn ngọn nến thắp sáng đêm 17-5-2008 tại sân Mỹ đình. Gần hai giờ truyền hình trực tiếp làm hàng triệu con tim chúng ta tĩnh lặng hướng về Phật, và suy ngẫm những giáo lý của người. Không có điều kiện để lần theo dấu chân Đường Tăng, đọc những bộ kinh đồ sộ Ngài mang về sau 81 khổ nạn, thì bất kỳ ai trong chúng ta cũng vẫn có thể tu luyện theo lời dạy vô cùng đơn giản và thiết thực của Đức Phật: Bỏ Tham Sân Si quay về với Tinh tiến.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      18.6 KB
      Xem:
      0
Đang tải...