Tiểu Luận Về quy định cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG
    1.Một số vấn đề pháp lý về cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn
    1.1. Khái niệm cấp dưỡng
    Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành từ quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.Xuất phát từ những quan hệ đó, mà giữa các thành viên trong gia đình có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm đối với nhau.Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải có sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì lí do đó mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của Nhà nước ta đã có một chương riêng quy định về cấp dưỡng.
    Khái niệm cấp dưỡng được quy định tại khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật này.”
    Cấp dưỡng là một thuật ngữ pháp lí được sử dụng trong pháp luật hôn nhân gia đình để thể hiện mối quan hệ ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa những người không chung sống với nhau nhưng đang có hoặc đã có quan hệ gia đình trong việc đảm bảo cuộc sống cho những người chưa thành niên, những người đã thành niên nhưng trong tình trạng mất hoặc bị suy giảm sút khả năng lao động, không có thu nhập hoặc không có tài sản hoặc tuy có nhưng không đủ để đảm bảo cuộc sống của mình. Cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
    Cấp dưỡng là hình thức biểu hiện bên ngoài của một nghĩa vụ pháp lí, nội dung của nó bao gồm: Quyền cấp dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng, chủ thể của quan hệ cấp dưỡng và khách thể của quan hệ cấp dưỡng.
    1.2. Đặc điểm và điều kiện cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn
    a. Đặc điểm
    Từ khái niệm cấp dưỡng cho thấy cấp dưỡng là một quan hệ pháp lý có những đặc điểm cơ bản sau:
    Thứ nhất:Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ pháp luật về tài sản gắn liền với nhân thân và nó liên quan đến những lợi ích về tài sản. Điều đó thể hiện ở chỗ người có
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...