Tiểu Luận về quá trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc và liên hệ với Việt Nam trong quá trình đổi mới kinh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc và liên hệ với Việt Nam trong quá trình đổi mới kinh tế hiện nay

    LỜI NÓI ĐẦU

    Sự phát triển kinh tế của nước CHND Trung Hoa trong một thập kỉ rưỡi vừa qua kể từ bước ngoặt lịch sử Hội nghị Trung Ương III khoá XI Đảng Cộng Sản Trung Quốc (tháng 12/1978), đã thu hút sự chú ý của thế giới cũng như của nước ta. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã viết về hiện tượng chuyển mình đi lên của đất nước khổng lồ vốn trì trệ này với tốc độ cao, liên tục mà chỉ có các “Con rồng nhỏ châu Á” mới sánh được.
    Trong những năm xây dựng Trung Quốc hoà nhập vào dòng chảy kinh tế của thế giới thì thời kì cải cách là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước, khẳng định vị trí của Trung Quốc trên vũ đài kinh tế thế giới. Thực hiện cải cách kinh tế, Trung Quốc đã từ bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường XHCN mà đặc điểm của nó là năng động và hiệu quả.
    Thành tựu của cuộc cải cách đã khai thông luồng chảy cho những trào lưu mới mà trước đây chưa bao giờ có được ở nước này. Đó là việc tìm lối thoát cho xã hội. Cách đây không lâu, một nhà lí luận phương Tây đã đặt câu hỏi “những vấn đề gay gắt mà nhân loại phải đương đầu không thể giải quyết bằng con đường TBCN được, nhưng một xã hội không phải Tư bản mà đứng vững và hấp dẫn là xã hội thế nào? Đối với nhân loại đang đi tìm một lối thoát, đó là cuộc thử nghiệm gây xúc động và có ý nghĩa nhất trong các cuộc thử nghiệm”. Nếu coi cuộc cải cách ở Trung Quốc những năm qua là một cuộc thử nghiệm thì trong chặng đường đầu tiên cuộc thử nghiệm đó đã thành công dù gặp nhiều khó khăn và vấp váp.
    Đối với Việt Nam- nước láng giềng gần gũi của Trung Quốc- công cuộc cải cách kinh tế mà Trung Quốc đã tiến hành trong những năm qua sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình cải cách kinh tế trong nước, sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế non trẻ của Việt Nam dần hội nhập với nền kinh tế thế giới.
    Trong bài tiểu luận này, chúng tôi đã cố gắng đưa những vấn đề cơ bản nhất về quá trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua cũng như việc liên hệ với Việt Nam trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Lê Quốc Hội và trung tâm thông tin thư viện đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu. Do đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự nghiên cứu về vấn đề rất nghiêm túc này nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót và sai lầm, vì vậy mong các bạn thông cảm và sửa chữa giúp.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    A - NƯỚC CHND TRUNG HOA TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ NỬA THẾ KỈ VÀ HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI 3
    I. Thành tựu trong những năm đầu của CHND Trung Hoa-cải cách dân chủ, cải tạo XHCN và phát triển kinh tế-xã hội (1949-1957) 3
    II. Những năm khó khăn của CHND Trung Hoa, phong tràonhảy vọtcách mạng văn hoá(1958-1977) 5
    B - CẢI CÁCH KINH TẾ - MỘT BƯỚC TIẾN VƯỢT BẬC 9
    I.CẢI CÁCH NÔNG NGHIỆP LÀ NHIỆM VỤ CẦN THIẾT. 9
    II. HIỆN ĐẠI HOÁ CÔNG NGHỆP LÀ NHIỆM VỤ HÀNG ĐẦU. 14
    1. Tăng cường vốn đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị của các ngành công nghiệp để sản xuất nhiều hàng xuất khẩu. 14
    2. Những thay đổi trong sản xuất và phân bố công nghiệp. 15
    III - CẢI CÁCH THỂ CHẾ NGOẠI THƯƠNG 17
    IV. CÁC VÙNG KINH TẾ CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC. 19
    Những vấn đề còn tồn tại trong cuộc cải cách, cải tổ ở Trung Quốc: 20
    C - SO SÁNH VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 21
    *NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT 21
    I. Những tương đồng: 22
    II. Những khác biệt: 24
    * SUY NGHĨ BƯỚC ĐẦU VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM 28
    KẾT LUẬN 31
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...