Tiểu Luận Về những giá trị tư tưởng triết học cơ bản của Nho Gia trong xã hội Việt Nam ngày nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau và sự giao lưu văn hoá đang diễn ra trên toàn thế giới. Đó là chiều hướng toàn cầu cầu hoá mà không một dân tộc nào có thể từ chối được. Trên lĩnh vực văn hoá sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện đại, sự giao tiếp giữa Đông và Tây lại trở thành vấn đề bức thiết. Việc đánh giá lại vai trò của Nho Giáo trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã hội ngày nay đang có một ý nghĩa thiết thực. Thực tế vài thập kỷ gần đây có một số nước vốn theo Nho Giáo, đã có sự phát triển nhanh chóng về các mặt kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật điển hình như Nhật bản, Đài Loan, Xinh - ga - po, v.v.
    Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học Nho Giáo. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, một mặt nền kinh tế thị trường mang lại bộ mặt mới cho kinh tế đất nước, nhưng một mặt nó gây ra vô vàn hiện tương tiêu cực trong quan hệ xã hội, nhất là trên lĩnh vực đạo đức. Thái độ và hành vi đối xử với cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em đều có những biểu hiện thoái hoá. Chẳng hạn: bố mẹ già bị con cái hắt hủi, bỏ rơi; anh em chém giết nhau vì tiền; con cái chống đối bố mẹ, bỏ đi “bụi đời” hút chích . Nền kinh tế thị trường đang tạo ra những kẻ tán tận lương tâm giẫm đạp lên đao khổ của người dân lương thiện để kiếm chát. Chúng ta không khỏi hoang mang khi trên phương tiên thông tin đại chúng, thỉnh thoảng lại nêu lên một số cán bộ lãnh đạo biến chất về đạo đức, tham ô, tham nhũng tiền của của nhà nước, làm giàu bất chính cho bản thân. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta thấy chướng mắt khi một vài cử chỉ giao tiếp không lễ phép, không lịch sự cứ diễn ra. Trước tình hình đó vấn đề đặt ra là trong xây dựng lối sống mới, nên chăng đạo đức và một số lĩnh vực tích cực khác của Nho Giáo có những điều tốt đẹp mà chúng ta phải tiếp thu vận dụng trong quản lý giáo dục con cái, gia đình, xã hội.
    Trên con đường phát triển, xã hội Việt Nam cần kế thừa nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong đó có Nho Giáo. Kế thừa Nho Giáo chúng ta phải đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đánh giá đúng học thuyết Nho Giáo, gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, khai thác nnhững yếu tố tích cực để hộ trợ giúp đẩy đất nước đi lên, và giữ gìn văn hoá nhân loại. Đó cũng là chủ trương của Đảng ta hiện nay “đối với học thuyết ngoài học thuyết Mác -Lê Nin, cần nghiên cứu trên quan điểm khách quan biện chứng”***
    Chính vì lý do trên mà tác giả chọn đề tài “Về những giá trị tư tưởng triết học cơ bản của Nho Gia trong xã hội Việt Nam ngày nay”
    Qua thực hiện đề tài này, giúp tác giả rất nhiều trong việc mở mang kiến thức về tư tưởng Nho Gia nói chung và Nho Gia ở Việt Nam nói riêng. Điều này giúp tác giả tích luỹ vốn tri thức phục vụ thiết thực cho công tác nghiệp vụ sau này.
    II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Chỉ rỏ tư tưởng cơ bản của Nho Giaó nguyên thuỷ.
    - Chỉ rỏ ảnh hưởng cơ bản của nho Giáo nguyên thuỷ trong xã hội Việt Nam hiện nay
    III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Vấn đề quan niệm thế giới, chính tri - xã hội, con người, đạo đức của các nhà tư tưởng Nho Giáo thời nguyên thuỷ ở Trung Quốc và ảnh của Nho Giaó nguyên thuỷ đối với xã hội Việt Nam ngày nay.

    MỤC LỤC
    Chương 1. Những nội dung cơ bản của triết học Nho Gia .
    1.1. Vài nét về Khổng Tử - người sáng lập trường phái Nho gia - và những học trò tiêu biểu của Ông.
    1.2. Những nội dung cơ bản của triết học Nho gia.
    1.3. Vài nét khái quát về Đổng Trọng Thư và môn phái Hán Nho.
    1.4. Nhận xét chung về triết học Nho gia.
    Chương 2. Những ảnh hưởng cơ bản triết học Nho gia trong xã hội Việt Nam hiện nay.
    2.1. Vài nét về sự du nhập và phát triển của Nho gia tại Việt Nam.
    2.2. Về tư tưởng giáo dục của Nho gia với xã hội Việt Nam hiện nay.
    2.3. Về tư tưởng đạo đức của Nho gia với xã hội Việt Nam hiện nay.
    2.4. Đạo đức của Nho gia trong việc xây dựng phẩm chất người lãnh đạo hiện nay.
    2.5. Những ảnh hưởng tiêu cực của Nho gia đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...