Tài liệu Về nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Thảo luận trong 'Pháp Luật Đại Cương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày nay, trong các mối quan hệ quốc tế, với xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, không một quyết định chính trị nào có thể trở thành niềm hy vọng và mang ý nghĩa trong đời sống quốc tế nếu nó không được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia là nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, khai thác sử dụng biển, nhân quyền . Do bất cứ lĩnh vực nào trong quan hệ giữa các quốc gia hiện nay đều có thể bị đe dọa bởi việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nên việc tuân thủ nguyên tắc này là điều hết sức cần thiết cho sự ổn định, phát triển trong hòa bình an ninh của thế giới ngày nay.

    . Sự hình thành và phát triển

    “Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực” trước khi được thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đã được các văn bản pháp lý quốc tế như Công ước Lahay năm 1899 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và Công ước năm 1907 về hạn chế sử dụng vũ lực đối với quốc gia vi phạm cam kết quốc tế đề cập tới nhưng mới chỉ thể hiện được ở một số khía cạnh. Như vậy lần đầu tiên các công ước quốc tế đã ghi nhận việc tiến hành chiến tranh không còn là quyền của quốc gia, nhưng cũng chưa đưa ra những quy định ngăn cấm chiến tranh, mà chỉ kêu gọi các quốc gia “với khả năng có thể” thì ngăn ngừa nguy cơ dẫn tới dùng vũ lực.

    Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã xuất hiện Quy chế Hội Quốc Liên. Điều 12 Quy chế Hội Quốc Liên quy định các nước thành viên không được sử dụng chiến tranh khi chưa áp dụng các biện pháp hòa bình. Như vậy, mặc dù đã có bước tiến mới so với Công ước Lahay 1899 và Công ước năm 1907 nói trên nhưng Quy chế Hội Quốc Liên vẫn chưa đưa ra quy định cấm dùng vũ lực, vẫn coi việc áp dụng vũ lực là phương pháp cuối cùng để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tiếp đến là Hiệp định Paris 1928 về khước từ chiến tranh. Hiệp định này xác định: “Các quốc gia thành viên lên án việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế và cam kết không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau”. So với các công ước quốc tế về vấn đề cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế thì Hiệp định Paris 1928 quả là một bước tiến quan trọng.

    Tuy nhiên, trước khi vấn đề này được cả thế giới công nhận, loài người đã phải trải qua những thảm họa kinh hoàng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945). Sau sự kiện đó, các quốc gia trên thế giới đã lập ra một tổ chức quốc tế lấy tên là Liên Hiệp Quốc (LHQ). Với mục tiêu cao cả là “phòng ngừa cho thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh”, Hiến chương LHQ không chỉ dừng lại ở mức cấm chiến tranh xâm lược mà nâng lên thành nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Khoản 2 Điều 4 Hiến chương LHQ quy định: “Tất cả các nước thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ”. Như vậy Hiến chương LHQ đã khẳng định nguyên tắc “cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các văn kiện của LHQ sau này đã góp phần bổ sung, làm sáng tỏ hơn những tư tưởng tiến bộ của nguyên tắc nói trên thông qua một số văn kiện như Tuyên ngôn 1970 của LHQ, Nghị quyết LHQ 1974, Công ước Luật biển 1982 .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...