Tài liệu Về người chứng kiến trong hoạt động tố tụng hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 quy định: Người chứng kiến được mời tham dự hoạt động điều tra trong những trường hợp do Bộ luật này quy định. Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung và kết quả công việc mà điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào trong biên bản. Theo quy định tại các điều 80, 81, 139, 142, 143, 144, 146, 150, 151, 152, 153BLTTHS, trong các hoạt động bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; nhận dạng; khám người; khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm; thu giữ thư tín điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện; kê biên tài sản; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; xem xét dấu vết trên thân thể; thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến tham dự. Theo các quy định trên thì người chứng kiến là người đại diện chính quyền xã, phường khi cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động: bắt người tại nơi cư trú (trong trường hợp khẩn cấp, bắt bị can bị cáo để tạm giam), khám chỗ ở, khám địa điểm, kê biên tài sản; là người đại diện của cơ quan nơi bị can, bị cáo, người bị bắt khẩn cấp làm việc khi cơ quan điều tra bắt hoặc khám xét tại nơi làm việc của họ; là người đại diện cơ
    quan bưu điện khi cơ quan điều tra tiến hành của người bị bắt, bị can, bị cáo khi cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra bắt hoặc khám chỗ ở, khám địa điểm tại nơi cư trú của họ hoặc kê biên tài sản; là người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình của người bị bắt, bị can, bị cáo khi cơ quan điều tra tiến hành khám chỗ ở, địa điểm và kê biên tài sản; là người cùng giới khi cơ quan điều tra tiến hành những hoạt động điều tra khám người, xem xét dấu vết trên thân thể và là người bất kì khi tiến hành các hoạt động nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra.
    BLTTHS quy định việc người chứng kiến tham dự một số hoạt động điều tra nhằm xác nhận nội dung, trình tự tiến hành cũng như kết quả công việc mà điều tra viên tiến hành trong khi có mặt mình đảm bảo cho các hoạt động điều tra được khách quan. Thực tiễn cho thấy còn một số người tiến hành tố tụng hình sự, chủ yếu là điều tra viên chưa có nhận thức đầy đủ về người chứng kiến dẫn đến việc vận dụng chưa đúng. Để các quy định về người chứng kiến được thực hiện thống nhất đúng pháp luật đòi hỏi điều tra viên, kiểm sát viên phải biết được những hoạt động điều tra nào cần có người chứng kiến tham dự, khi tiến hành các hoạt động điều tra đó phải mời những thành phần, số
    lượng, đối tượng người chứng kiến như thế

    hoạt động thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện,
    bưu phẩm tại bưu điện; là người láng giềng




    nào? Ví dụ như khi cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động kê biên tài sản; khám chỗ ở, địa điểm của bị can thì điều tra viên phải mời đồng thời người đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng và đương sự, người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình của bị can cùng tham gia chứng kiến hoạt động điều tra.
    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn thi hành các quy định về người chứng kiến, chúng tôi thấy còn có một số vấn đề sau:
    1. Về việc mời người đại diện chính quyền địa phương chứng kiến
    Trong một số hoạt động tố tụng như bắt
    người tại nơi người đó cư trú; khám chỗ ở, địa điểm; kê biên tài sản có nhiều trường hợp điều tra viên đã mời trưởng công an phường hoặc phó trưởng công an phường đại diện chính quyền địa phương nơi bị can cư trú làm người chứng kiến. Vấn đề này hiện đang có hai quan điểm khác nhau:
    Quan điểm thứ nhất cho rằng người đại diện chính quyền địa phương là do chính quyền địa phương phân công có thể là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hoặc cán bộ của uỷ ban nhân dân nên trưởng hoặc phó trưởng công an phường không thể đại diện cho chính quyền phường chứng kiến một số hoạt động của cơ quan điều tra được. Việc mời trưởng hoặc phó trưởng công an phường đại diện chính quyền địa phương chứng kiến trong một số hoạt động điều tra là chưa đúng pháp luật.
    Quan điểm thứ hai cho rằng việc mời người đại diện chính quyền địa phương tham gia chứng kiến một số hoạt động tố tụng khó khăn hơn mời trưởng hoặc phó trưởng công



    an phường vì mất nhiều thời gian, có khi không đảm bảo tính bí mật của hoạt động điều tra do bị can là người nhà hoặc có quan hệ với người đại diện chính quyền địa phương. Trong khi đó, trưởng, phó trưởng công an phường là người cùng ngành, cùng có nhiệm vụ chung là trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, theo dõi quản lí công dân của phường về lĩnh vực an ninh trật tự và còn có thể hỗ trợ điều tra viên giải quyết các vấn đề phát sinh khi tiến hành các hoạt động điều tra như hỗ trợ bắt bị can để tạm giam, trực tiếp giải quyết việc người trong gia đình bị can cản trở khi tiến hành khám xét hoặc kê biên tài sản. Vì vậy, trong thực tế có nhiều vụ án điều tra viên đã mời trưởng hoặc phó trưởng công an phường tham gia chứng kiến một số hoạt động điều tra mặc dù luật có quy định phải mời người đại diện chính quyền địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...