Tiểu Luận Về một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hà giang

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Trang

    Đặt vấn đề 3

    Phần 1. Lý luận về xóa đói giảm nghèo 5

    I- Lý luận về xoá đói giảm nghèo 5
    II- Quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng,
    Nhà nước, của Tỉnh về xóa đói giảm nghèo 6
    III- Sự cần thiết thực hiện giảm nghèo bền vững 7

    Phần 2. Nội dung các hoạt động giảm nghèo
    bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang 8

    I- Thực trạng công tác XĐGN của tỉnh Hà Giang 8
    II- Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Hà Giang
    giai đoạn 2006-2010 15
    III- Nội dung hoạt động giảm nghèo bền vững đến năm 2010 15

    Phần ba: Một số giải pháp và kiến nghị 20

    I. Một số giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững trên
    địa bàn Tỉnh 20
    II. Kiến nghị 23

    Kết luận 24

    Tài liệu tham khảo 25











    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta nói chung cũng như tỉnh Hà Giang nói riêng đã đạt những thành tựu rất quan trọng, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, số hộ giàu có ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh đó một bộ phận dân cư không nhỏ, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc ít người sống ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao, do có sự cách biệt cả về địa lý, xã hội và tri thức; luôn phải chịu những rủi ro, mất mùa, bệnh tật, sinh con ngoài ý muốn; thiếu các nguồn lực sản xuất thích hợp như: đất đai, vốn ., thiếu khả năng duy trì bền vững và thiếu sự tham gia thoả đáng vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nên không có khả năng đáp ứng sự đòi hỏi của nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, đã rơi vào tình trạng đói nghèo.
    Nghèo đói là một vấn đề toàn cầu, là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.
    Xoá đói giảm nghèo (XĐGN) có ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị và nhân văn sâu sắc để đi đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong những năm qua, chương trình XĐGN đã được tổ chức thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước theo chuẩn quốc gia giảm nhanh tư 35% năm 1990 xuống còn 7% năm 2005 và giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 19% năm 2006 (theo tiêu chí mới). Tuy vậy, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao, phân hoá giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế có xu hướng gia tăng. Điều này dẫn đến làm giảm sự đồng thuận trong xã hội ở một vài địa phương và đòi hỏi phải có định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp hơn để thu hẹp khoảng cách, sự chênh lệch, nhằm giữ vững ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
    Là một cán bộ đang công tác tại Sở Lao động - TBXH Hà Giang (Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo XĐGN của tỉnh), là Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhất là trong giai đoạn 2006 - 2010, với mục tiêu Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đặt ra là: “Quyết tâm vượt ra khỏi tình trạng một Tỉnh đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong khu vực để sớm thoát khỏi tỉnh nghèo”, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững, vươn lên góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là nội dung của tiểu luận: " Về một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang".

    Tiểu luận ngoài phần: Đặt vấn đề và kết luận có 3 phần chính sau:

    * Phần 1. Lý luận về xoá đói giảm nghèo.
    Phần này giới thiệu cơ sở lý luận, những quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Hà Giang về công tác XĐGN; sự cần thiết khách quan của việc thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay.


    * Phần 2. Nội dung các hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang
    Phần này là trọng tâm của tiểu luận. Qua thực tiễn công tác XĐGN ở Tỉnh những năm qua, đặt ra mục tiêu, các hoạt động giảm nghèo bền vững, các nguồn lực, tiến độ, trách nhiệm thực hiện các nội dung của chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

    *Phần 3. Một số giải pháp và kiến nghị
    Thông qua thực tiễn công tác, nghiên cứu tôi muốn đề xuất một số giải pháp cơ bản về chính sách và các dự án cần thiết nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Qua đó kiến nghị với Đảng, Nhà nước một số vấn đề nhằm giúp cho công tác XĐGN của Hà Giang nói riêng cũng như cả nước nói chung đạt kết quả trong thời gian tới.

    Làm gì để thực hiện giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có một trình độ nhận thức nhất định trên cả góc độ kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời phải có sự đầu tư nghiên cứu cả về mặt thời gian và không gian mới có thể đề cập hết được tất cả các khía cạnh của vấn đề. Do thời gian nghiên cứu và khả năng bản thân có hạn, tiểu luận mới chỉ đề cập một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong tình hình hiện nay, có thể chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế và bạn đọc. Tôi mong nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để tiểu luận được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của thực tế công tác XĐGN.

    Xin trân trọng cảm ơn.
    Dưới đây là nội dung tiểu luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...