Chuyên Đề Về môi trường marketing bán lẻ siêu thị thuận thành

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    VỀ MÔI TRƯỜNG MARKETING bán lẻ SIÊU THỊ THUẬN THÀNH

    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG MARKETING.

    Môi trường marketing là một tập hợp những lực lượng “không khống chế được” mà các Doanh nghiệp phải chú ý đến khi xây dựng các hệ thống marketing - mix của mình. Môi trường marketing được hiểu như sau:
    Môi trường marketing của Doanh nghiệp là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài Doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu.
    Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, môi trường marketing động chạm sâu sắc đến đời sống Doanh nghiệp. Những biến đổi diễn ra trong môi trường này không thể gọi là chậm và có thể dự đoán trước được. Nó có thể gây ra những điều bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì thế Doanh nghiệp cần phải chú ý theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường bằng cách sử dụng vào mục đích này việc nghiên cứu marketing và những khả năng thu thập thông tin marketing thường ngày bên ngoài Doanh nghiệp hiện có. Việc phân tích môi trường marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện các cơ hội và đe dọa đối với hoạt động marketing, vì vậy doanh nghiệp cần phải vận dụng các khả năng nghiên cứu của mình để dự đoán những thay đổi của môi trường.
    Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân Doanh nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa.
    Bài viết này tập trung phân tích những cơ hội và thách thức mới đối với các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời hội nhập. Đặc biệt là chú trọng môi trường kinh doanh trong các siêu thị- một lĩnh vực đang có sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay tại Việt Nam nói chung và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Siêu thị chúng tôi lựa chọn để thực hiện đề tài này là Siêu thị Thuận Thành- một thành viên của Hợp tác xã Thương mại- Dịch vụ Thuận Thành.

    PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ THUẬN THÀNH
    Hợp tác xã-Thương mại Dịch vụ (HTX-TMDV) Thuận Thành, tiền thân HTX-TMDV là một Hợp tác xã mua bán được thành lập năm 1976, trực thuộc quản lý của UBND phường Thuận Thành Huế. Sau ba lần đổi tên từ HTX Tiêu thụ (1976-1979), HTX Mua bán (1979-1988) và sau thời kì đổi mới lấy tên là HTX-TMDV Thuận Thành. Nhiệm vụ chính của HTX là nhận hàng hóa của thương nghiệp quốc doanh để bán và phân phối cho xã viên. HTX còn là trợ thủ đắc lực cho thương nghiệp quốc doanh theo phương thức làm đại lý, bán hàng hưởng hoa hồng.
    Sau khi chuyển đổi cơ chế năm 1989, HTX-TMDV Thuận Thành cùng chung số phận với các Hợp tác xã khác trên toàn quốc. Giai đoạn 1989-1991, HTX-TMDV Thuận Thành đương đầu với những khó khăn do sự chuyển đổi cơ chế kinh tế mới. Trong bối cảnh đó, HTX mua bán Thuận Thành là một trong số ít HTX đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời những biến đổi của thị trường, xoay sở tìm kiếm nguồn hàng, thị trường tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn và bắt đầu làm ăn có lãi. Bên cạnh đó, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Ngân hàng Công thương Huế, sự nhiệt tình của các xã viên, đã tạo niềm tin và sức mạnh cho HTX-TMDV Thuận Thành duy trì hoạt động và phát triển cho tới ngày nay.
     
Đang tải...