Tiểu Luận Về mối quan hệ chính trị - hành chính ở nước ta trong thời kỳ mới

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Bản chất của mối quan hệ hành chính và chính trị
    Mối quan hệ hành chính và chính trị được các nhà khoa học và thực tiễn quan tâm dưới nhiều giác độ tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về hành chính nhà nước. Những người theo quan điểm “hành chính thống nhất với chính trị” không thừa nhận sự biệt lập của hành chính với chính trị. Họ cho rằng hành chính phụ thuộc vào chính trị hay chính trị là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của hành chính. Những nhà khoa học nghiên cứu theo chủ hướng “phân đôi giữa hành chính với chính trị” lại nhấn mạnh sự khác biệt của hành chính với các hoạt động chính trị. Họ cho rằng quản lý nhà nước không thể theo ý chí của các đảng phái mà phải mang tính chuyên môn hóa và kỹ thuật cao để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nền hành chính. Cách tiếp cận này được khởi xướng từ bài viết “Nghiên cứu về hành chính công” nổi tiếng của Thomas Woodrow Wilson (Tổng thống thứ 28 của Mỹ) - tiền đề cho sự hình thành khoa học hành chính công trong sự tách biệt với khoa học chính trị. Mặc dù không thừa nhận sự lệ thuộc của hành chính vào chính trị nhưng ông cũng đã nhấn mạnh rằng: xét cho cùng thì hành chính công vẫn phải thực hiện các ý tưởng chính trị và Hiến pháp quốc gia. Quan điểm của W. Wilson được nhiều học giả khác ủng hộ như Frank J.Goodnow, Leonard D. White và đã vận dụng vào thực tế một cách có hiệu quả.
    Ở nước ta, mối quan hệ chính trị - hành chính được đặt trong trong cơ chế vận hành của hệ thống chính trị là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đã được xác định và duy trì trong suốt thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...