Tiểu Luận Về khu vực mậu dịch tự do asean-trung quốc và chương trình thu hoạch sớm

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thị trường ASEAN:

    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 10 quốc gia, là một thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam cả về quy mô và chất lượng.

    Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, 10 nước ASEAN có tổng cộng 541,787 triệu dân; tốc độ tăng trưởng dân số bình quân trong những năm gần đây khoảng 1,6; 1,7%. (ASEAN Statistical Year Book 2003), tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước ASEAN duy trì hàng năm ở mức trên 300 tỷ USD, năm 2000 là 359,271 tỷ USD, năm 2001 là 324,022 tỷ USD, năm 2002 là 341,590 tỷ USD.

    Trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, các nước ASEAN đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao là 7,4%/năm (giai đoạn 1990-1995) và có vẻ như chưa coi trọng việc tập trung vào hội nhập sâu hơn nữa sau AFTA. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, do phải đối đầu với một loạt vấn đề phát sinh, các nước ASEAN đã bắt đầu có những bước đi sau AFTA, làm sâu sắc hơn quá trình hội nhập trong khu vực, nhằm biến ASEAN thành một cơ sở sản xuất và thương mại thống nhất hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Nhờ đó, các nước ASEAN đã dần lấy lại đà tăng trưởng, đạt bình quân 3,2% năm 2001; 4,4% năm 2002. Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều có nhu cầu nhập khẩu khá lớn để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế. Đây là một dịp tốt để các nhà xuất khẩu Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là hiện nay lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN còn chưa tương xứng với tiềm năng (trung bình trong những năm gần đây khoảng 2,5 tỷ USD/năm) do nhiều nguyên nhân, trong đó có những bất lợi thế về mẫu mã, giá cả, dịch vụ đi kèm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ta và ASEAN có nhiều điểm tương đồng, v.v. các nước ASEAN lại thường có chỉ có nhu cầu nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị công nghệ cao từ các nước phát triển để phục vụ sản xuất trong nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...