Luận Văn Về giá trị thời đại của kinh tế chính trị học của C MÁC

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Về giá trị thời đại của kinh tế chính trị học của C MÁC


    Khi cuộc khủng hoảng tài chính do khủng hoảng tín dụng thứ cấp của Mỹ gây trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và cùng với khi năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên của con người đang ngày càng nâng cao, thì một loạt vấn đề, như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo, v.v. đã khiến toàn bộ giới lý luận thế giới phải nhận thức lại và tìm kiếm những ý nghĩa, giá trị của kinh tế chính trị học của C.Mác. Trung Quốc đã giành được thắng lợi cách mạng và thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII đã đặt ra vấn đề thời đại hóa chủ nghĩa Mác, điều này càng đòi hỏi giới lý luận chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm những giá trị thời đại của kinh tế chính trị học của C.Mác.


    1. Giá trị khoa học

    Kinh tế chính trị học của C.Mác là hệ thống lý luận khoa học, bởi những phân tích của nó về quy luật vận hành kinh tế của chủ nghĩa tư bản và những dự báo được đưa ra dựa trên quy luật vận động đó đã được chứng minh bởi chính thực tế khách quan trong phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản.(*)Có thể có người sẽ nói rằng, chủ nghĩa tư bản tới nay vẫn tràn đầy sinh lực, nhưng thực ra, chủ nghĩa tư bản từ thời của C.Mác đã suy yếu rồi. C.Mác tuy không đảm đương việc đưa ra phương thuốc chữa chạy cho chủ nghĩa tư bản, nhưng trong việc phân tích một cách sâu sắc lôgíc sự phát triển kinh tế và kết cấu bệnh tật của chủ nghĩa tư bản thì ông lại vừa kịp để thúc đẩy cho sự cải cách của chủ nghĩa tư bản. Ai cũng biết rằng, từ khủng hoảng kinh tế lần đầu xuất hiện năm 1825 tới nay, các nhà kinh tế học tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu tìm hiểu về nguyên nhân hình thành khủng hoảng, tìm kiếm đối sách thoát khỏi khủng hoảng, tạo nên vài ba trăm loại lý luận về khủng hoảng, trong đó có loại chỉ nhìn thấy hiện tượng bên ngoài (nhu cầu không đầy đủ), có loại chỉ mô tả quá trình, thậm chí có loại lại hoàn toàn chỉ là sự đoán mò duy tâm (thuyết vùng đen mặt trời – sunspot theory)(1).
    C.Mác cho rằng, hình thức biểu hiện của khủng hoảng kinh tế là do sản xuất thừa, vượt quá nhu cầu khiến không thể tiêu thụ hết số hàng hoá đã sản xuất, nhưng nguyên nhân căn bản chính là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và do vậy, đã quyết định sự vận động của mâu thuẫn cơ bản trong chủ nghĩa tư bản. Các nhà kinh tế học của giai cấp tư sản đã tham khảo và vay mượn những phân tích sâu sắc của C.Mác về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế, đề xuất lợi dụng sự can thiệp của nhà nước để khắc phục phần nào sự mâu thuẫn giữa chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với nền đại sản xuất xã hội hoá, đây chính là “Cuộc cách mạng Keynes”. Chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới đã dựa trên lý luận Keynes từ “bàn tay vô hình” điều tiết đưa ra “bàn tay hữu hình” để tiến nhập vào giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại. Sự xuất hiện của thể chế này đã sửa chữa một cách rất có ý thức những hậu quả kinh tế - xã hội bất công đầy rẫy nảy sinh trong quá trình vận hành nền kinh tế thuần tư bản chủ nghĩa, điều chỉnh mang tính cải cách và thích ứng với phương hướng mà C.Mác đã dự báo. Nhà kinh tế học phương Tây Sardoni đã thừa nhận công khai: “Phát hiện Keynes: Sự coi trọng của C.Mác đối với lý luận chu chuyển tư bản, sự nhấn mạnh của C.Mác về sự theo đuổi của các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận tiền tệ chứ không phải là cái sự thực sản xuất ra hàng hoá đã đem lại cho những người đi sau cách lý giải sự vận hành xã hội tư bản chủ nghĩa và cách phê phán kinh tế học cổ điển, đặc biệt là gợi mở tốt nhất cho định luật Say (Say’s Law)”. Jeffray Hodgson còn nói rõ hơn nữa: “Chỉ có nghiên cứu một cách thực sự Tư bản, đặc biệt là quyển đầu tiên của nó, mới có thể bổ lấp vào cái khoảng trống to lớn đã tạo ra khủng hoảng của lý luận kinh tế hiện đại”(2).


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...