Tiểu Luận Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam hiện đại

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam hiện đại



    MỤC LỤC​

    Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam hiện đại​


    Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học. Biểu thị cho cái đẹp của nhân loại là hình ảnh người phụ nữ. Vẻ đẹp thẩm mỹ của người phụ nữ chịu sự chi phối bởi quan điểm thời đại - xã hội. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ Việt Nam được đánh giá là người phụ nữ đẹp phải hội đủ “tam tòng, tứ đức”. Đối với thời đại mới, thời đại trí thức khoa học kỹ thuật, đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, vẻ đẹp của người phụ nữ còn phải gắn với văn hoá - trí thức. Tuy nhiên, vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kỳ đổi mới chính là sự kế thừa vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.

    Theo quan niệm cũ “tứ đức, tam tòng” là thước đo phẩm giá, giá trị của người phụ nữ.

    Tứ đức bao gồm công - dung - ngôn - hạnh .

    *Công: Là chăm lo việc nhà, thêu thùa, may vá, nấu ăn trong bếp, sắp đặt nhà cửa, nuôi dạy con cái.

    *Cung: Là chăm sóc dung nhan cho tươi tắn dễ thương .

    *Ngôn: tức lời nói phải thành thật, dịu dàng, tránh lời thị phi.

    *Hạnh: tính nết hoà nhã, khiêm cung, ngay thật.

    Bên cạnh tứ đức, người phụ nữ phải đảm bảo tam tòng mới được đánh giá là chính chuyên, đức hạnh. Tam tòng tức “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là, “ở nhà phải theo cha mẹ, lấy chồng theo chồng, chống chết phải theo con”.

    Như vậy trong xã hội phong kiến vẻ đẹp của người phụ nữ thể hiện ở đức hy sinh, phục tùng, sống phụ thuộc vào gia đình. Điều đó cho thấy vẻ đẹp của họ không chỉ giữ trong đường môi cắn chỉ quết trầu, trong mớ ba mớ bẩy, váy sồi yếm thắm. Vẻ đẹp của người phụ nữ xưa bộc lộ trong tính chịu đựng, tần tảo, chịu thương chịu khó phục vụ gia đình chồngcon.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Tập bài giảng của TS. Mỹ Học Thế Hùng.

    2. Mỹ học đại cương - Đỗ Văn Khang.

    3. Đạo đức học - Mỹ học và đời sống văn hoá nghệ thuật.

    4. Báo điện tử Việt Nam net

    Báo điện tử đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.- Bai viết của Giáo sư Lê Thi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...