Tiểu Luận Vẻ đẹp của chữ tâm trong văn hóa ứng xử

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Vẻ đẹp của chữ “tâm” trong văn hóa ứng xử​
    Information
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong vũ trụ bao la thời gian vô cùng, không gian vô tận. Mỗi con người từ lúc hiện hữu cho đến lúc mất đi, đó chỉ là một khoảng thời gian được tính bằng giây. Trong khoảng thời gian ấy, chúng ta phải sống theo lời Phật dậy “Khi ta sinh ra mọi người cười chỉ riêng mình ta khóc, ta phải sống sao cho khi mất đi mọi người khóc còn ta mỉm cười”. Để làm được điều đó đã để lại trong chúng ta biết bao trăn trở suy tư, là sống thế nào cho đẹp, sống thế nào cho có hạnh phúc, sống sao cho hợp tình hợp lý
    Câu hỏi trên từ lâu đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung. Vì thế mà ngay từ xa xưa ông cha ta đã chăm lo đến việc trồng người, giáo dục con người sống có văn hóa và đúng đạo làm người. Nhưng chúng ta cũng đều biết rằng, trong sự phát triển của xã hội với hàng ngàn, hàng triệu mối quan hệ phức tạp. Ít ai có thể hoàn thiện được mình. Có những người đã sống bung lung chạy theo danh vọng vật chất như ngựa không cương kiềm tỏa, không biết dừng nghỉ, dễ bị sa đọa. Bởi họ đã không biết đến luân thường đạo lý, họ đã trà đạp lên tất cả những mối quan hệ tốt đẹp: Cha con, anh em, bạn bè và thầy cô để miễn sao đạt được mục đích. Ngày nay xã hội phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin khi mà con người ta không còn quan tâm tới đạo tâm và coi đồng tiền là cán cân công lý thì vai trò của chữ “Tâm” càng phải được đề cao. Để xã hội ổn định và ngày càng hưng thịnh, con người cần phải có cái tâm, đó là lương tâm trong sáng, cái chân tâm, cái thiên tâm. Khi mà cái tâm trong mỗi con người được hình thành sớm bao nhiêu thì sự hoàn thiện về mặt nhân cách càng đầy đủ bấy nhiêu. Như đại thi hào Nguyễn Du đã nói trong tác phẩm “Truyện Kiều” “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy vẻ đẹp của chữ “tâm” ấy trong văn hóa ứng xử của người phương Đông là gì? Những chất liệu nào đã hun đúc lên chữ “tâm” thanh cao ấy trong tâm hồn con người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa và giá trị thiết thực của nó.
    Trước khi đi vào nội dung của bài, vì sự hiểu biết còn hạn chế nên khi viết còn nhiều sơ xuất. Em hy vọng được sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy.



    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 3
    1. Văn hóa ứng xử là gì ? 3
    1.1. Bản chất của văn hóa ứng xử 4
    2. Chữ “tâm” là gì? 7
    2.1. Quan niệm của Khổng Tử về chữ “Tâm” 7
    2.2. Quan niệm của đạo Phật về chữ “Tâm” 10
    3. Mối quan hệ giữa “tâm” và “tài”, các danh nhân văn hóa nói về “tâm” 15
    KẾT LUẬN 18
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...