Luận Văn Về đại đoàn kết dân tộc trong các tác phẩm Chánh cương vắn tăt, Sách lược vắn tắt, Báo cáo chính trị

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
    Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta suốt trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn luôn coi trọng củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng Sản. Đảng lãng đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết thành kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
    Hiện nay, nước ta đã thu được những thành tựu cơ bản. Dưới sự lãnh đạo của đảng, việt nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Việt nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển.
    Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực. Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn giữ được ổn định. Tình hình xã hội có tiến bộ. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Thế và lực của đất nước ta mạnh lên rất nhiều so với những năm trước đổi mới cho phép nước ta tiếp tục phát huy nôi lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững, trước mắt phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản làm cho việt nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao.
    Mặt khác, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn và thách thức lớn đan xen nhau.
    Sự nghiệp đổi mới của nước ta trong những năm tới, có cơ hội để phát triển của đất nước. Đó là lợi thế so sánh để phát triển do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nội lực là hết sức quan trọng. Những cơ hội tạo cho đất nước ta có thể đi tắt, đón đầu, tiếp thu nhanh những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. Mặt khác, chúng ta rút ra được nhiều bài học từ cả những thành công và yếu kém của gần hai chục năm tiến hành sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những thành tựu và thời cơ đã cho phép nước ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, tiếp tục ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy hơn nữa nội lực.
    Tuy nhiên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa đảng, nhà nước và nhân dân đang đứng trước những thách thức mới. Lòng tin vào đảng, nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân chưa vững chắc, tâm trạng của nhân dân có những diễn biến phức tạp, lo lắng về sự phân hoá giàu nghèo, về việc làm và đời sống. Nhân dân bất bình trước những bất công xã hội, trước tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí, cũng như sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vì vậy không thực hiện được vai trò tiên phong gương mẫu, đã và đang cản trở việc thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, gây bất bình và làm giảm niềm tin trong nhân dân. v.v
    Sở dĩ có những khuyết điểm, yếu kém trên là do: Đảng ta chưa kịp thời phân tích và dự báo đầy đủ những biến đổi trong cơ cấu giai cấp - xã hội trong quá trình đổi mới đất nước và những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhân dân để kịp thời có chủ trương, chính sách phù hợp; có tổ chức đảng, chính quyền còn coi thường dân, coi nhẹ công tác dân vận - mặt trận; ở không ít nơi còn tư tưởng định kiến, hẹp hòi làm cản trở cho việc thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng;.
    Các thế lực phản động không ngừng tìm mọi cách thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bìn”, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta do đảng cộng sản việt nam lãnh đạo.Mặt khác, các thế lực thù địch ra sức phá hoại khối đại đoàn kết của nhân dân ta, luôn kích động cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”, kích động vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng li gián, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
    Sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đang đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc ở chiều sâu.Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
    Vì những lý do trên em xin chọn đề tài Về vấn đề đại đoàn kết dân tộc trong các tác phẩm “Về đại đoàn kết dân tộc trong các tác phẩm Chánh cương vắn tăt, Sách lược vắn tắt, Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng, Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận, Di chúc” của Hồ Chí Minh.
    2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Hồ Chí Minh viết rất nhiều về đoàn kết, nói rất nhiều về đoàn kết, tuy nhiên với đề tài tiểu luận tác giả xin nghiên cứu các tác phẩm “Chánh cương vắn tăt, Sách lược vắn tắt, Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng, Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận, Di chúc” của Hồ Chí Minh.
    Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các tác phẩm “ Chánh cương vắn tăt, Sách lược vắn tắt, Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng, Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận, Di chúc” để chỉ ra những nội dung đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh kết tinh trong các tác phẩm trên.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ
    Mục tiêu của tiểu luân là nhằm làm rõ nội dung đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua các tác phẩm“ Chánh cương vắn tăt, Sách lược vắn tắt, Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng, Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận, Di chúc”
    Trên cơ sở đối tượng, tiểu luận, có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu làm rõ:
    - Các khái niệm cơ bản, cơ sở lý luận hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân;
    - Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân qua các tác phẩm ;
    - Ý nghĩa và sự vận dụng của Đảng về tư tưởng đại đoàn kết dân của Hồ Chí Minh
    4. Tình hình nghiên cứu có liên quan
    Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh có nội dung rộng lớn và sâu sắc, đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta, vì vậy có rất nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu. Những công trình có liên quan của nhiều tác giả có thể nói tới ở đây như sau:
    - Góp phần nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc XHCN, NXB chính tri quốc gia, HN 2003.
    - Góp phần tìm hiểu cuộc thi Về phát huy sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc, NXB chính tri quốc gia, HN 2003.
    - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ cao cấp lý luận chính trị), NXB CTQG, H 2004
    - Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, NXB chính tri quốc gia, HN 2005.
    Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác ở các Viện, Ban, Nghành, Tổ chức chính trị xã hội
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Muốn nghiên cứu, học tập có kết quả, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, cần nắm vững một số vấn đề cơ bản về phương pháp nghiên cứu sau:
    Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ưu điểm lớn của học thuyết Mác là phép duy vật biện chứng. Phép biện chứng duy vật một phương pháp duy nhất khoa học là linh hồn của toàn bộ học thuyết Mác. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta phải đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tổng kết kinh nghiệm, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của đất nước mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng đến thắng lợi. Chính nhờ nắm vững phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh từ rất sớm đã nêu vấn đề cần bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà ở thời kỳ đó, Mác không thể có được; phải xem lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Với phương pháp biện chứng, khi nghiên cứu thực tiễn đất nước, lịch sử dân tộc Việt Nam, Người kết luận: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”; Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. “Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Điều này thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc nắm vững và sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của Mác.
    Phương pháp tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp biện chứng duy vật, không giáo điều, rập khuôn, luôn luôn xem xét sự vật trong sự vận động và phát triển.
    Cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta cần vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu khoa học, theo V.I. Lênin, chúng ta không được quên mối liên hệ lịch sử căn bản, nghĩa là phải xem xét một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào? Nắm vững quan điểm này giúp chúng ta hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn của quá trình phát triển lịch sử, quá trình phát triển sáng tạo, đổi mới.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, có quan hệ thống nhất biện chứng nội tại của nó. Một yêu cầu về phương pháp luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện tổng thể hay từng bộ phận là phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do. V.I. Lênin cũng đã viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”.
    Hồ Chí Minh là một nhà lý luận - thực tiễn. Người xây dựng lý luận, vạch cương lĩnh, đường lối, chủ trương cách mạng và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo thực hiện. Và từ thực tiễn Người tổng kết, bổ sung để hoàn chỉnh và phát triển, cho nên tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh luôn luôn sáng tạo, không lạc hậu, giáo điều. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ căn cứ vào các tác phẩm, bài viết mà cần coi trọng hoạt động thực tiễn của Người, thực tiễn cách mạng dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Đảng do Người đứng đầu. Hơn nữa, Hồ Chí Minh có một phong cách nói và viết rất ngắn gọn không theo lối viết kiểu hàn lâm.
    6. Kết cấu của tiểu luận


    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương và 8 tiết:
    Chương 1. Lý luận chung về đại đoàn kết dân tộc
    1.1. Các khái niệm cơ bản
    1.1.1. Khái niệm đoàn kết
    1.1.2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
    1.2. Quan niệm Mác xít về đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc
    1.2.1. Quan niệm Mác-Lênin về đoàn kết
    1.2.2. Quan niệm Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
    1.2.2.1. Cở sở hình thành tư tưởng đại đoàn kết dân tộc
    1.2.2.2. Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc
    1.2.2.3. Nội dung đại đoàn kết dân tộc
    Chương 2. Nội dung Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong các tác phẩm
    2.1. Tác phẩm “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”
    2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
    2.1.2. Nội dung đại đoàn kết trong tác phẩm
    2.2. Tác phẩm “Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng”
    2.2.1. Hoàn cảnh ra đời
    1.2.2. Nội dung đại đoàn kết dân tộc trong tác phẩm
    2.3. Tác phẩm “Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận”
    2.3.1. Hoàn cảnh ra đời
    2.3.1. Nội dung đại đoàn kết dân tộc trong tác phẩm
    2.4. Tác phẩm “ Di chúc”
    2.4.1. Hoàn cảnh ra đời
    2. Nội dung đại đoàn kết trong tác phẩm
    Chương 3. Ý nghĩa và sự vận dụng của Đảng
    3.1. Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh
    3.2. Sự vận dụng của Đảng trong xây dựng đại đoàn kết dân tộc



    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    1. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tập 3, tr 1.
    2. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 6 , tr 154.
    3. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 10, tr. 604.
    4. Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội sách đã dẫn, tập 12, tr. 502.
    5. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB CTQG, H 2004
    6. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB CTQG, H 2002
    7. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ cao cấp lý luận chính trị), NXB CTQG, H 2004
    8. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, H 2004
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...