Báo Cáo Về công tác quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn Huyện Từ Liêm

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I.LỜI NÓI ĐẦUGiao thông vận tải đô thị gồm có các hệ thống công trình giao thông và các phương tiện vận chuyển đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người và phương tiện trong đô thị. Giao thông vận tải đô thị có vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
    Từ Liêm là Huyện ngoại thành Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng kéo theo đó là tốc độ đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng. Đây là cơ hội thuận lợi để Huyện nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển cơ cấu lao động và phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật. Từ Liêm có một vị trí chiến lược quan trọng. Có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 32 chạy ngang giữa Huyện nối liền sang địa phận Hà Tây cũ, đường 70 (Hà Đông-Thượng Cát), các tuyến đường mới như đường Phạm Hùng- Phạm Văn Đồng- Cầu Thăng Long đi Sân bay Nội Bài, đường Láng Hoà Lạc (Trần Duy Hưng), đường đê hữu ngạn Sông Hồng đi Sơn Tây Sự phát triển kinh tế- xã hội của Từ Liêm góp phần thúc đẩy đáng kể cho sự phát triển của thành phố. Từ Liêm có tốc độ đô thị hoá nhanh kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế nhất là các ngành dịch vụ.
    Vỉa hè, lòng, lề đường là những điểm quan trọng thuộc hệ thống giao thông trong đô thị cũng như hệ thống giao thông của Huyện. Hiện nay vỉa hè, lòng đường được sử dụng rất nhiều để kinh doanh, buôn bán gây không ít trở ngại đến việc lưu thông trên đường. Không những gây ùn tắc giao thông mà còn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.Vì vậy việc quản lý vỉa hè, lòng đường là một vấn đề bức thiết cần được quan tâm quản lý để một phần giải quyết nạn ùn tắc giao thông và xây dựng một đô thị văn minh.
    Vì thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tế còn thiếu, nội dung quản lý nhà nước về đô thị lại rộng nên việc xem xét tìm hiểu nghiên cứu tài liệu văn bản pháp lý và học hỏi kỹ năng quản lý còn hạn chế, hơn nữa do tính thời sự cấp thiết của vấn đề vì vậy trong phạm vi bản báo cáo này tôi chỉ xin đề cập đến một lĩnh vực nhỏ trong hoạt động của phòng quản lý đô thị đó là: “Về công tác quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn Huyện Từ Liêm”.

    MỤC LỤC
    PHẦN I. 1
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ UBND HUYỆN TỪ LIÊM VÀ PHÒNG QUẢN LÝ- ĐÔ THỊ 3
    I. KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN TỪ LIÊM 3
    1.1 Đặc điểm tự nhiên- Kinh tế- Xã hội của huyện. 3
    1.2. Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn. 3
    1.3. Cơ cấu, tổ chức của UBND huyện. 4
    II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN LÝ- ĐÔ THỊ. 5
    2.1. Chức năng, nhiệm vụ. 5
    2.2. Cơ cấu tổ chức. 8
    2.3. Quy chế làm việc của phòng. 8
    CHƯƠNHG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM. 11
    I.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG. 11
    1.1. Nguyên tắc quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường. 11
    1.2. Chức năng quản lý sử dụng, vỉa hè, lòng đường của UBND Quận, huyện. 12
    1.3. Nội dung QLNN đối với việc xây dựng và sử dụng vỉa hè, lòng đường. 13
    1.4. Những hành vi vi phạm và xử lý vi phạm về quản lý vỉa hè, lòng đường. 17
    1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường. 18
    II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM. 18
    2.1. Công tác thống kê tuyến phố, hè phố trên địa bàn huyện Từ Liêm. 18
    2.2 Công tác quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn huyện Từ Liêm. 18
    2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường. 25
    CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM. 27
    I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐIẠ BÀN HUYỆN TỪ LIÊM. 27
    1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Từ Liêm. 27
    1.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm về quản lý giao thông đô thị năm 2009. 28
    1.3. Phương hướng giải quyết. 28
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM. 29
    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QLNN ĐỐI 30
    3.1. Hoàn thiện quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường. 30
    3.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, vỉa hè lòng đường 30
    3.3. Chú trọng tới duy tu, bảo dưỡng vỉa hè, lòng đường. 31
    3.4. Nâng cao ý thức người dân trong việc khai thác, sử dụng vỉa hè lòng đường. 32
    3.5. Kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong công tác quản lý. 32
    3.6. Nâng cao hiệu quả công tác cấp phép sử dụng vỉa hè lòng đường. 32
    3.7. Phối hợp hơn nữa giữa các cơ quan thực hiện công tác quản lý. 33
    PHẦN III: KẾT LUẬN 35
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...