Tiểu Luận về chiến lược sản phẩm và lấy vài ví dụ thực tế minh họa

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. SẢN PHẨM:
    1. Khái niệm: sản phẩm theo quan điểm của Marketing là gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu, và ước muốn của khách hàng, vd: bản chải đánh răng, nhà cửa, dịch vụ điện thoại, Vậy sản phẩm là bất kỳ thứ gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm và sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu ước muốn của khách hàng.
    a. Cốt lõi của sản phẩm: để giải đáp câu hỏi “khách hàng thực sự mua cái gì?”, cốt lõi của sản phẩm phải là những lợi ích hoặc dịch vụ mà sản phẩm đó mang lại cho khách hàng.
    Vd: cốt lõi của mỹ phẩm đó là mang lại cho khách hàng những sự khác biệt, sự làm đẹp và sự biểu lộ cá tính của khách hàng
    b. Sản phẩm cụ thể: sau khi biết được những lợi ích của khách hàng thì cần phải biến cốt lõi sản phẩm đó thành sản phẩm cụ thể, đây chính là sản phẩm thực sự của khách hàng sử dụng để thoả mãn lợi ích của mình (vd: son môi, phấn trang điểm, ). Một sản phẩm cụ thể sẽ bao gồm các thành phần: kiểu dáng chất lượng, nhãn hiệu, tính năng.
    c. Phần bổ trợ cho sản phẩm: nhằm góp phần tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh gia tăng nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm, nhà sản xuất cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin, những dịch vụ và những lợi ích bổ sung như bảo hành, sửa chữa, vận chuyển

    2. Phân loại sản phẩm: là nhiệm vụ cần thiết để có thể xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm, người làm công tác Marketing phải biết được sản phẩm của mình thuộc loại nào, đặc điểm của sản phẩm, đối tượng khách hàng là ai ?
    a. Phân loại theo mức độ lâu bền hay tính chất hữu hình của sản phẩm:
    - Sản phẩm lâu bền: những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài như xe, máy móc, nhà cửa
    - Sản phẩm sử dụng ngắn hạn: những sản phẩm có thời gian sự dụng ngắn, cần mua sắm thường xuyên như: xà bông, quần áo v v.
    - Những dịch vụ hay những lợi ích được đưa ra chào bán như: dịch vụ ngân hàng, khám bác sĩ,
    b. Phân loại theo mục đích sử dụng và tính chất của sản phẩm:
    - Sản phẩm tiêu dùng:
    + Sản phẩm tiêu dùng thông thường: là những sản phẩm được sử dụng thường xuyên và có giá trị thấp, người tiêu dùng không cần phải đắn đo suy nghĩ lâu để lựa chọn và mua ( thực phẩm, gia dụng, đồ nhựa ) Gồm:
    · Sản phẩm thường xuyên
    · Sản phẩm tùy hứng: mua không có chủ định trước.
    · Sản phẩm mua khẩn cấp: chỉ nảy sinh khi cần thiết mang tính mùa vụ.
    + Sản phẩm mua có lựa chọn: là những sản phẩm mà trong quá trình mua người tiêu dùng thường lựa chọn, cân nhắc, so sánh vì yếu tố trước khi đưa ra quyết định mua, thường là những sản phẩm có trị giá cao như xe máy, hàng điện tử, v v.
    + Sản phẩm theo nhu cầu đặc biệt: là những sản phẩm có đặc tính độc đáo, riêng biệt hoặc những sản phẩm đặc hiệu mà người mua sẵn sàng bỏ công sức và tiền để tìm mua như xe sản phẩmort, các sản phẩm thời thượng
    + Sản phẩm theo nhu cầu thụ động: những sản phẩm mà người tiêu dùng không biết là đang sử dụng hay biết nhưng không nghĩ đến việc mua sắm như bảo hiểm nhân mạng
    - Sản phẩm tư liệu sản xuất:
    + Nguyên liệu và cấu kiện: là loại hàng được sử dụng hết vào quá trình sản xuất sản phẩm
    · Nguyên liệu thô
    · Nguyện liệu đã chế biến (bán thành phẩm)
    · Các cấu kiện ( phụ tùng, chi tiết, lắp ráp )
    + Tài sản cố định: những sản phẩm hàng hóa t/g từng phần vào thành phần.
    · Những công trình cố định (Nhà xưởng, văn phòng, )
    · Những trang thiết bị
    + Vật liệu phụ và dịch vụ: những thứ không thể có mặt trong thành phần nhưng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm
    · Vật tư công tác (xăng dầu, viết, giấy tờ ).
    · Vật tư kỹ thuật và sửa chữa (sơn, đinh, ốc ).
    · Dịch vụ kỹ thuật và sửa chữa.
    · Dịch vụ tư vấn.

    II. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM:
    1. Khái niệm: chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh sản xuất có hiệu quả trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Trong chiến lược sản phẩm doanh nghiệp thường xuyên đưa ra những quyết định liên quan đến:
    - Kích thích tập hợp sản phẩm
    - Nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm
    - Bao bì sản phẩm
    - Dịch vụ đối với khách hàng
    - Thiết kế sản phẩm mới
    - Xem xét chu kì sống của sản phẩm
    2. Vai trò của chiến lược sản phẩm:
    - Chiến lược sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh, trình độ sản xuất càn cao cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò chiến lược sản phẩm càng trở nên quan trọng.
    - Không có chiến lược sản phẩm thì các chiến lược bộ phận khác không có cơ sở tồn tại.
    - Chiến lược sản phẩm sai lầm, tức là đưa ra thị trường loại hàng hóa và dịch vụ không có nhu cầu hoặc rất ít nhu cầu thì giá cả có thấp đến đâu cũng không có ý nghĩa gì hết.
    - Chiến lược sản phẩm không chỉ đảm bảo cho sản phẩm kinh doanh đúng hướng mà còn gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình sản xuất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...