Tài liệu Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quố

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển










    Tóm tắt. Bài viết phân tích khái quát những quy định của Bộ luật hình sự các nước Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, qua đó bước đầu so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này để có thêm tư liệu tham khảo cho các giảng viên và sinh viên ở các cơ sở đào tạo luật.







    1. Đặt vấn đề


    Tham khảo những quy định của Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy, việc quy định về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân về cơ bản không hoàn toàn giống như trong Bộ luật hình sự năm 1999 của Việt Nam, mặc dù vậy, nói chung, các quyền tự do, dân chủ của công dân bao giờ cũng được các nhà làm luật xác lập, ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự, vì suy cho cùng, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân cũng chính là bảo vệ quyền công dân và rộng hơn nữa là quyền con người.
    Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi lựa chọn ba nước tiêu biểu để nghiên cứu so sánh với Việt Nam là Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển vì trong Bộ luật hình sự những nước này có một số điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam liên quan đến Chương XIII - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.





    2. Bộ luật hình sự Việt Nam


    Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) là văn bản pháp lý hiện hành và có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật, là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước ta để bảo vệ sự nghiệp cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với xã hội. Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn thể hiện thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.
    Trong lĩnh vực bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật hình sự đã ghi nhận Chương XIII - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân với chín tội phạm cụ thể với ý nghĩa không chỉ bảo vệ các quyền tự do, quyền dân chủ của công dân, mà còn làm cơ sở pháp lý hình sự đầy đủ và thống nhất để xử lý






    các hành vi của bất kỳ người nào xâm phạm đến các quyền đó. Trong Chương này, bao gồm các tội phạm với quy định cụ thể như sau [1]:
    - Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123): “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt .”;
    - Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 124): “Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt .”;
    - Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125): “Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt .”;
    - Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (Điều 126): “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt .”;
    - Tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127): “Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt .”;
    - Tội buộc người lao động, cán bộ, công

    - Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130): “Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, thì bị phạt .”;
    - Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 132): “Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt .:
    a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
    b) Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
    Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt .”(1).
    Các tội phạm này xâm phạm tới khách thể là các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác lập và thực hiện các quyền tự do, dân chủ của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận và pháp luật hình sự bảo vệ. Ngoài ra, tùy từng trường hợp tương ứng cụ thể mà những người phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân có thể xâm phạm đến một số quan hệ khác như: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, qua đó hạn chế các quyền cơ bản của các thành viên trong xã hội gắn với các lĩnh vực tổ chức đời sống, từ chính trị - pháp luật
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...