Tài liệu Về các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong khoa học pháp lí, vấn đề vi phạm pháp luật hiện vẫn còn nhiều quan điểmkhác nhau. Bài viết này tập trung nghiên cứu làm rõ hơn các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
    Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật là các yếu tố để nhận diện và phân biệt hành vi vi phạm pháp luật với những hành vi không phải là vi phạm pháp luật. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội viết: Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật xã hội
    chủ nghĩa bảo vệ.(1) Trong khi đó, một số
    nhà nghiên cứu lại có cách định nghĩa khác. Nhấn mạnh tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật, TS. Bùi Minh Thanh cho rằng: Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quan hệ xã
    hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.(2) Có
    tác giả lại muốn làm rõ yếu tố lỗi khi nêu khái niệm vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện khi họ có đủ điều kiện khách quan để có thể
    nhận thức và điều khiển hành vi của mình(3)
    hoặc Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do cá nhân hoặc tổ chức có năng lực





    trách nhiệm pháp lí thực hiện trong điều kiện họ có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình.(4) Thậm chí có tác giả còn có quan điểm cho rằng cơ sở của trách nhiệm pháp lí cũng là một dấu hiệu của vi phạm pháp luật.(5) Như vậy, nhận thức về các dấu hiệu của vi phạm pháp luật hiện chưa thật thống nhất. Tuy nhiên, không ai phủ định các dấu hiệu sau:
    1. Mọi vi phạm pháp luật đều biểu hiện bằng hành vi
    Dấu hiệu hành vi là dấu hiệu mặc nhiên
    của khái niệm vi phạm pháp luật. Chỉ hành vi mới thực sự là sự kiện pháp lí có khả năng gây ra sự thay đổi ở đối tượng thuộc phạm vi cần được pháp luật bảo vệ. Bản thân ý nghĩ không thể tác động vào thế giới khách quan để làm biến đổi được chúng. Nếu truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với ý nghĩ thì việc đánh giá tính nghiêm trọng của vi phạm pháp luật sẽ hoàn toàn là duy ý chí.
    Thật ra, hành vi không phải là dấu hiệu riêng có của vi phạm pháp luật mà mọi hành vi pháp luật đều mang dấu hiệu này. Bởi pháp luật là quy tắc xử sự, quy tắc của hành vi, chỉ có hành vi mới là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, chịu sự phán xét của pháp luật còn ý nghĩ, ý định không thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật.





    Tuy nhiên, khi xem xét vi phạm pháp luật, không thể bỏ qua dấu hiệu hành vi, bởi nếu không sẽ dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với ý nghĩ. Mặt khác, khi bàn đến dấu hiệu hành vi, cần nhận thức cả hành vi của cá nhân và hành vi của tổ chức. Chủ thể của pháp luật không chỉ là cá nhân (thể nhân) mà tổ chức cũng là chủ thể của pháp luật; không chỉ là người dân mà cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước cũng là chủ thể của pháp luật, cả nhà nước cũng là chủ thể của pháp luật. Song, cách xác định hành vi của tổ chức chưa được làm rõ trong lí luận. Dường như không thể có sự thống nhất tuyệt đối về ý thức và ý chí của cả tập thể, vì tập thể được cấu thành bởi nhiều con người, nhận thức (ý thức) khác nhau, việc quyết định lựa chọn hành vi nhân danh tập thể cũng không thể luôn đạt sự nhất trí. Do vậy, phải quy ước cách xác định hành vi của tổ chức. Cách xác định thông thường nhất là lấy hành vi của một cá nhân hoặc chuỗi hành vi nối tiếp của những cá nhân với vai trò đại diện hợp pháp của tổ chức để xác định là hành vi của tổ chức. Hoặc lấy hành vi của đa số thành viên của tổ chức để xác định hành vi của tổ chức. Thực ra, hành vi của cá nhân trong những trường hợp ấy (nhân danh tổ chức, cơ quan, hoặc nhân danh nhà nước) cần được xem xét đồng thời là hành vi của cá nhân trong quan hệ này và là hành vi của tổ chức hoặc là hành vi của nhà nước ở quan hệ khác. Thí dụ, hành vi của người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự sẽ được xem xét là hành vi của cá nhân trong mối quan hệ



    với nhà nước và sẽ là hành vi của nhà nước trong mối quan hệ với người dân.
    2. Tính trái pháp luật của hành vi
    Tính trái pháp luật rõ ràng là dấu hiệu có tính pháp lí bắt buộc của mọi vi phạm pháp luật, thể hiện nguyên tắc pháp chế trong việc đánh giá hành vi, làm cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lí. Trong con mắt của nhà làm luật, vi phạm pháp luật là hành vi có hại cho xã hội. Song, yếu tố trái pháp luật của hành vi không mặc nhiên chứa đựng yếu tố có hại cho xã hội. Nếu cho rằng vi phạm pháp luật là hành vi có hại cho xã hội thì sẽ rất khó khăn cho việc chứng minh.
    Pháp luật, một mặt, là một hệ thống quy tắc chuẩn để điều chỉnh các hành vi xã hội, là chuẩn mực để xã hội đạt được trật tự nhất định. Theo đó, hành vi hợp pháp là những hành vi hợp chuẩn, hợp lí, cần thiết và có ích cho xã hội. Còn vi phạm pháp luật là hành vi sai trái, đi ngược lại yêu cầu và lợi ích của xã hội, trái với đòi hỏi cần phải có của một xã hội có trật tự, vi phạm pháp luật bị xã hội lên án. Mặt khác, pháp luật lại là ý chí của một nhà nước cụ thể nào đó, là ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội cụ thể ấy. Do đó, vi phạm pháp luật bị lên án bởi nhà nước. Từ hai mặt của vấn đề, chúng ta thấy rằng pháp luật với ý nghĩa là ý chí của nhà nước, đặc biệt nhà nước xã hội chủ nghĩa đại diện cho ý chí của nhân dân thì pháp luật thường phù hợp với lợi ích xã hội. Song, không phải lúc nào pháp luật (kể cả pháp luật xã hội chủ nghĩa) cũng luôn trùng khít với chuẩn mực xã hội để mọi hành vi hợp pháp đều hợp lí và có ích. Trên thực tế có những hành vi trái



    pháp luật nhưng lại có ích, thậm chí cần thiết cho xã hội. Với những trường hợp như thế, các nhà nghiên cứu cho rằng khi pháp luật quá bó buộc hoặc bất cập sẽ làm cho người tốt biến thành người tồi. Lúc đó, buộc phải sửa đổi pháp luật, bằng quy phạm pháp luật để xác định lại tính hợp pháp của các hành
    vi. Có những hành vi ở thời đại này là vi phạm pháp luật nhưng thời đại khác lại xem là hành vi hợp pháp hoặc với pháp luật nước này thì xem là hợp pháp nhưng pháp luật nước khác lại xem là vi phạm pháp luật. Vậy, muốn kết luận một hành vi nào đó là vi phạm pháp luật hay không vi phạm pháp luật thì luôn phải bằng nhãn quan pháp luật. Dù xét ở bình diện nào thì vi phạm pháp luật cũng là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, là hành vi lệch chuẩn pháp luật. Vi phạm pháp luật bị phản đối bởi một hệ thống pháp luật cụ thể mà trong hành vi ấy hội tụ đầy đủ những mặt không phù hợp của hành vi so với những yêu cầu bắt buộc đã được xác định một cách rõ ràng bằng các quy phạm pháp luật cụ thể có hiệu lực. Chỉ so sánh với pháp luật (chứ không buộc phải so sánh với bất kì chuẩn mực nào khác) thì mới có thể kết luận bất kì hành vi nào là trái pháp luật. Tính trái pháp luật của hành vi là dấu hiệu quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các dấu hiệu khác của vi phạm pháp luật. Các dấu hiệu khác chỉ được xét đến sau khi đã xác định được tính trái pháp luật của hành vi. Tất nhiên, muốn kết luận về tính trái pháp luật của hành vi thì trước hết phải có pháp luật. Và ngay cả việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được xem là một



    loại hành vi để xét về tính hợp pháp của nó. Có những văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật mâu thuẫn với văn bản quy phạm có giá trị pháp lí cao hơn hay nói chính xác hơn là có những quy phạm pháp luật không hợp pháp, vậy hành vi phù hợp với nó liệu có là hợp pháp? Về bản chất, đó phải là hành vi trái pháp luật. Dấu hiệu trái pháp luật được nhận ra bằng kết quả của sự so sánh giữa hành vi và pháp luật. Tính trái pháp luật thể hiện ở việc thực hiện hành vi pháp luật cấm; thực hiện những điều vượt quá giới hạn quyền; thực hiện không đúng hoặc không thực hiện những nghĩa vụ, nhiệm vụ mà pháp luật bắt buộc. Tất cả những hành vi trên đều thể hiện sự trái ngược giữa hành vi với yêu cầu của pháp luật.
    3. Tính có lỗi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...