Luận Văn Về bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin trong hệ thống thông tin

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Bài viết nhằm tìm hiểu bản chất cũng như mối quan hệ giữa các khái niệm
    cơ bản trong lĩnh vực hệ thống thông tin – đó là dữ liệu, thông tin và tri thức – vốn lâu nay
    chưa được nhận diện và tách biệt rõ ràng. Thông qua việc khảo sát quá trình hình thành thông
    tin theo lý thuyết tri thức của nhà triết học thực dụng Peirce, bài viết này đề xuất một tam giác
    dấu hiệu học vừa chỉ ra bản chất tiến hóa vừa chỉ ra quan hệ ba ngôi giữa các phạm trù này.
    Một ý nghĩa khác nữa của bài viết là, tam giác dấu hiệu học cùng quá trình hình thành thông
    tin nói trên cho phép phát triển một khung cơ sở đủ tổng quát để phân biệt giữa các phạm trù
    thông tin về cả nhận thức luận và bản thể luận. Cuối cùng, tình huống Bệnh viện tư vấn trực
    tuyến tại Trung tâm BR&T, Đại học Bách Khoa TP.HCM được minh họa.
    Từ khóa: Thông tin, tri thức, hệ thống thông tin, dấu hiệu học, học thuyết thực dụng.
    1. GIỚI THIỆU
    Quan hệ giữa các phạm trù dữ liệu, thông tin và tri thức ([1)] đóng vai trò trung tâm trong
    các lĩnh vực quản lý thông tin, quản lý tri thức, hệ thống thông tin và phát triển tổ chức nhưng
    mối quan hệ này thường bị hiểu sai hay chưa được xem xét đầy đủ ([9]). Hơn thế nữa, điều
    được thừa nhận rộng rãi là có sự lẫn lộn về thuật ngữ đối với các khái niệm cơ bản này ([7]).
    Ngoài ra, điều cần thiết là phải phân biệt được thông tin và tri thức vì hai khái niệm này rất
    thường được dùng đổi lẫn cho nhau [10] và sự phân biệt này là rất có ý nghĩa đối với lĩnh vực
    hệ thống thông tin và tri thức ([11]) và với lĩnh vực tổ chức ([8]).
    Dựa trên nền tảng của nhận thức luận thực dụng ([6]), mục tiêu của bài viết là thiết lập
    một mô hình cho phép nhận diện bản chất cùng mối quan hệ giữa các phạm trù thông tin. Mô
    hình này được trình bày dưới dạng một tam giác dấu hiệu học chỉ ra được đồng thời bản chất
    tiến hóa cùng quan hệ ba ngôi giữa các phạm trù này. Ngoài ra, tam giác dấu hiệu học đó cũng
    thể hiện quá trình hình thành tri thức hay thông tin với ba trạng thái và bước biến đổi chủ yếu.
    Quá trình lặp thể hiện tính tiến hóa của tri thức hay thông tin của con người là như sau: sự kiện
    (gây) ngạc nhiên ứng với dữ liệu thông qua hoạt động suy diễn tinh đoán hình thành nghi ngờ
    xác thực tức tri thức; đến phiên nó nghi ngờ được các dạng suy diễn chuyển thành niềm tin
    vững chắc tương ứng với thông tin; và rồi thông tin kết hợp với kinh nghiệm nhận thức của
    con người về thế giới thực sẽ giúp hình thành nên các dữ liệu mới và rằng khi các dữ liệu mới
    này tỏ ra xung đột với các niềm tin hiện hữu, quá trình lặp vừa nêu sẽ lại bắt đầu. Cạnh đó,
    nhờ vào tiếp cận hai nguyên lý nhận dạng ([12]), bài viết cũng đã phác họa một khung cơ sở
    về lý thuyết đủ tổng quát để phân biệt giữa các phạm trù này.
    Các phần tiếp theo của bài viết được trình bày như sau. Trước hết là phần duyệt xét lại các
    khía cạnh bản chất cùng các mô hình về quan hệ hiện có giữa ba hiện tượng dữ liệu, thông tin
    và tri thức. Tiếp theo là phần trình bày về quá trình hình thành thông tin theo lý thuyết về tri
    thức của Peirce, từ đó dẫn ra mô hình dấu hiệu học về quan hệ giữa các phạm trù thông tin
    trong hệ thống thông tin. Sau đó là phần phác họa khung quan niệm cho phép phân biệt giữa
    ba phạm trù này. Tình huống lấy từ dự án Bệnh viện tư vấn trực tuyến đang triển khai tại
    Trung tâm BR&T, ĐHBK TP.HCM được minh họa kế tiếp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...