Tiểu Luận VCĐ& Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ở công tyCao su sao vàng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    VỐN CỐ ĐỊNH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.

    1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn cố định.
    1.1.1. Tài sản cố định và vốn cố định.
    1.1.1.1. Tài sản cố định.

    Một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có hai yếu tố là tư liệu` sản xuất và sức lao động, trong đó tư liệu sản xuất dược chia thành tư liệu lao động và đối tượng lao động.
    Khác với đối tượng lao động (nguyên vật liệu , sản phẩm dở dang, bán thành phẩm ) các tư liệu lao động (máy móc thiết bị, nhà xưởng pương tiện vận tải ) là những công cụ mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng theo mục đích sử dụng của mình.
    Bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là các tài sản cố định (TSCĐ). Đó là tư liệu chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các TSCĐ vô hình Thông thường, tư liệu lao động được coi là một TSCĐ phải thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản sau:
    -Một là phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường là từ một năm trở lên.
    -Hai là phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức độ quy định. Tiêu chuẩn này được quy định riêng cho từng quốc gia và có thể điều chỉnh cho phù hợp với mức giá cả của từng thời kỳ.
    Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn trên được coi là những công cụ nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp . Tuy nhiên, trên thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp là phức tạp hơn.
    Trước hết, việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là TSCĐ của doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật, mà còn dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì có thể cùng một tài sản ở trường hợp này người ta coi nó là TSCĐ nhưng ở trường hợp khác thì được coi là đối tượng lao động. Ví dụ : Máy móc thiết bị ,nhà xưởng mới hoàn thành, đang được bảo quản trong kho chờ tiêu thụ hoặc là các công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao thì chỉ được coi là đối tượng lao động .
    Hai là: Một số tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không đủ các tiêu chuẩn trên xong lại được tập hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì hệ thống đó được coi là TSCĐ. Ví dụ : Trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, vườn cây lâu năm .
    Ba là : Trong điều kiện phát triển và mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ, sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ cũng như nét đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , nếu đồng thời thoả mãn hai điều kiện trên và không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Ví dụ: chi phí mua bằng phát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp
    Ở nước ta theo chế độ tài chính hiện hành (quyết định số 166/1999/ QĐ-BTC ngày 31/12/1999 ) quy định ở điều 4 mục II về nhận biết TSCĐ:
    -Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình:
    Mọi tư liệu lao động là TSCĐ hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì hệ thống đó không thể hoạt động được, nếu thoả mãn hai đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
    + Có thời hạn sử dụng từ một năm trở lên.
    + Có giá trị từ 5.000.000 (Năm triệu đồng ) đồng trở lên.
    Trường hợp hệ thống bao gồm nhiều tài sản riêng lẻ được liên kết với nhau, trong đó bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau nếu thiếu môt bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải tách rời thì được coi là TSCĐ hữu hình độc lập (Ví dụ : Ghế ngồi, khung và động cơ của máy bay). Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật kia được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với từng mảnh vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn kia cũng được coi là một TSCĐ hữu hình.
    -Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ vô hình.
    Mọi khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thoả mãn hai tiêu chuẩn đã quy định ở khoản 1 điều này mà không hình thành nên TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Nếu khoản này không đồng thoả mãn cả hai tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp vào chi phí của doanh nghiệp .
    Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ không đổi. Tuy nhiên, giá trị của nó lại được chuyển dịch dần dần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phạn giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí SXKD của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được đem đi tiêu thụ.
    Từ những nội dung đã trình bày ở trên, ta có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong doanh nghiệp như sau:
    Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong chu kỳ sản xuất.

    *Các tiêu thức phân loại TSCĐ:
    Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp . Thông thường có các cách phân loại chủ yếu sau:
    -Theo hình thái biểu hiện :
    Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại :TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và tài sản không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình).
    Phương pháp này giúp cho doanh nghiệp thấy được một cách tổng quát cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Từ đó doanh nghiệp có những lựa chọn về các dự án đầu tư hoặc có những điều chỉnh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
    -Theo mục đích sử dụng của TSCĐ:
    Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại : TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ; TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi ,an ninh, sự nghiệp quốc phòng ; TSCĐ giữ hộ, bảo quản hộ cho nhà nước .
    Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý sử dụng TSCĐ theo mục đích sao cho nó đạt hiệu quả cao nhất.
    -Theo công dụng kinh tế .
    Căn cứ theo công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại sau : nàh cửa vật kiến trúc ; máy móc thiết bị ;phương tiện vận tải truyền dẫn ;thiết bị, dụng cụ quản lý ; vườn cây lâu năm , súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm ; các loại TSCĐ khác.
    -Theo tình hình sử dụng.
     
Đang tải...