Tài liệu vật lý 12 : SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

Thảo luận trong 'Lớp 12' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ


    A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
    1. Kiến thức: Học sinh phát biểu được định nghĩa sóng cơ học, phát biểu được định nghĩa các khái niệm liên quan với sóng: sóng dọc, sóng ngang, tốc độ truyền sóng, chu kì, tần số, bước sóng và pha dao động của sóng cơ;
    2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để giải một số bài tập cơ bản về sóng cơ học, tự làm thí nghiệm về sự truyền sóng trên một sợi dây.
    3. Giáo dục thái độ:
    B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
    1. Giáo viên: Các thí nghiệm mô tả trong bài 7/sgk, về sóng ngang, sóng dọc, và sự truyền sóng.
    2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về dao động điều hoà.
    C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
    Hoạt động 1: Kiêm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
    [/TD]
    [TD]HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]*Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
    1.Nêu định nghĩa dao động điều hoà.
    2. Nêu ý nghĩa của chu kì, tần số trong dao động điều hoà.
    *Giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm.
    *Giáo viên đặt vấn đề, nêu mục tiêu bài học;
    [/TD]
    [TD]
    *Học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

    *Học sinh tiếp thu và nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và phân loại sóng cơ học.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
    [/TD]
    [TD]HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]*Giáo viên tiến hành thí nghiệm: Cho cần rung lên chậu nước thuỷ tinh (như hình 7.1/sgk – 36), yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét kết quả thu được.
    * Giáo viên dẫn dắt học sinh kết luận vấn đề:
    + Dao động đã truyền từ O đến điểm M, dao động lan truyền còn các phần tử vật chất chỉ dao động quanh một vị trí xác định.
    *Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và rút ra định nghĩa về sóng cơ học.
    *Vậy ta có thể kết luận quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng được không? Giải thích?
    => Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi;
    * Giáo viên nhấn mạnh:
    + Sóng nước truyền theo các phương khác nhau trên mặt nước với cùng một tốc độ v.
    *Giáo viên tiến hành thí nghiệm với sóng trên mặt nước, yêu cầu học sinh nhận xét về phương truyền sóng và phương dao động;
    * Giáo viên dẫn dắt học sinh nắm được khái niệm về sóng ngang.
    * *Giáo viên nhấn mạnh: Trừ trường hợp sóng ngang trên mặt chất lỏng, còn sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn.
    *Giáo viên tiến hành thí nghiệm như hình 7.2/sgk trang 37;
    *Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về phương dao động và phương truyền sóng;
    *Giáo viên dẫn dắt học sinh hình thành khái niệm sóng dọc;
    *Giáo viên nhấn mạnh: Sóng dọc truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí.

    * Giáo viên yêu cầu học sinh kết luận về môi trường truyền của sóng âm?
    [/TD]
    [TD]*Học sinh quan sát thí nghiệm và nhận xét kết quả:
    + Khi cần rung không va chạm vào mặt nước thì mẫu nút chai nhỏ vẫn đứng yên;

    + Khi cần rung va chạm vào mặt nước thì sau một khoảng thời gian Dt thì nút chai cũng dao động;
    *Học sinh nắm được định nghĩa về sóng cơ học: Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường;
    * Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. Câu trả lời đúng là:

    Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. Vì năng lượng trong dao động cơ học tỉ lệ với bình phương của biên độ;
    *Học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức: Khi sóng nước truyền theo mọi phương thì tại mọi vị trí, sóng có cùng một tốc độ;
    *Học sinh quan sát thí nghiệm và nhận xét kết quả;
    + Phương dao động vuông góc với phương truyền sóng;
    *Học sinh nắm được khái niệm về sóng ngang;

    *Học sinh tiếp thu và ghi nhận về môi trường truyền của sóng ngang;
    *Học sinh quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả;
    Phương truyền sóng trùng với phương dao động;

    *Học sinh ghi nhận khái niệm về sóng dọc;
    *Học sinh tiếp thu và ghi nhận về mô trường truyền của sóng dọc;
    *Học sinh tiếp thu và ghi nhận môi trường truyền của sóng cơ.
    + Sóng cơ học chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi, không truyền được trong chân không.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...