Tiểu Luận Vật liệu sinh học trong hệ tim mạch

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I MỞ ĐẦU




    Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch trên thế giới ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch như: bẩm sinh hay do chế độ ăn uống, làm việc, tập luyện không hợp lý. Vì vậy, nó được coi là “tên giết người hàng đầu” trên thế giới. Năm 2004, đã có 17,1 triệu người chết (chiếm 29% các ca tử vong) vì bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch gồm nhiều loại như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh thấp tim, tim bẩm sinh việc điều trị các bệnh về tim mạch cũng như các biến chứng của nó đã được nghiên cứu và chữa trị. Với sự phát triển của công nghệ y học, các vật liệu sinh học tổng hợp hay tự nhiên đã được đưa vào cơ thể nhằm chữa trị hoặc hỗ trợ các chức năng của cơ thể. Hiện nay, người ta có thể chế tạo van tim nhân tạo, mạch máu nhân tạo, hay chất thay máu để thay thế những bộ phận bị hư hỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, yêu cầu của các vật liệu sinh học phải có các đặc tính đặc biệt như: tính tương hợp sinh học, không sinh khối u, kháng xói mòn, có độc tính thấp do đó các nhà khoa học vẫn không ngừng nỗ lực tìm kiếm và hoàn thiện hơn những nguồn vật liệu sinh học, nâng cao hiệu quả của trong chữa trị bệnh tim mạch. Trên cơ sở thực tiễn đó, nhóm đã chọn đề tài: “Vật liệu sinh học trong hệ tim mạch” với hy vọng qua đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vật liệu sinh học cũng như các ứng dụng của nó trong hệ tim mạch.

    II NỘI DUNG










    2.1. Vật liệu sinh học tiếp xúc máu




    2.1.1. Sự tương tác




    2.1.1.1 Lý luận




     Vì vật liệu sinh học được khái niệm là bất kỳ chất hoặc hợp chất nào (không phải là thuốc) có nguồn gốc tổng hợp hoặc tự nhiên, được dùng để điều trị, tăng cường hoặc thay thế mô, cơ quan hoặc chức năng của cơ thể nên chúng được cơ thể vật chủ xem như vật ngoại lai dẫn đến sự tương tác qua lại giữa vật chủ và vật ngoại lai.
     ự tương tác này được biểu hiện như sau:


    ã ật liệu có thể gây phản ứng không tốt với vật chủ hoặc gây phản ứng đủ để kích thích sự hòa hợp mô - vật ghép tốt. Sự xuất hiện phản ứng viêm là điều cần thiết trong tiến trình lành hóa vết thương. Điều này có nghĩa là cơ thể vật chủ đã gây đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
    ã áp ứng miễn dịch đặc hiệu là phản ứng bình thường của động vật có xương sống khi một vật lạ được đưa vào cơ thể. Đây là một phản ứng bảo vệ để giải độc, trung hòa và giúp loại trừ vật lạ.
     ác đáp ứng được phân thành bốn loại: loại I, loại II, loại III, loại IV. Bốn đáp ứng này theo một cơ chế thông thường, được kích động do sự hiện diện của một vật lạ là kháng nguyên (antigen).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...