Tiểu Luận Vật liệu sinh học trong ghép da, phân tán thuốc

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN








    VẬT LIỆU SINH HỌC TRONG GHÉP DA,
    PHÂN TÁN THUỐC

    I. Các biến chứng xung quanh vật ghép.
    1. Khái niệm, nguyên nhân biến chứng.
    1.1. Các khái niệm:
    ã Ghép: ghép là một thủ thuật chuyển các tế bào, mô hoặc các cơ quan từ một
    vị trí này sang một vị trí khác.
    ã Ghép da: là một phẫu thuật thông thường nhằm tạo điều kiện cho sự lành các vết thương bỏng sâu. Trong phòng mổ dưới sự gây mê toàn thân, phẫu thuật viên sẽ lấy đi một miếng da mỏng hoặc dày từ vùng da không bị bỏng (vùng cho da) ghép lên vùng bỏng sâu đã được cắt bỏ hoại tử, sạch và bằng phẳng.
    ã Mảnh da ghép sống như thế nào: mảnh da ghép trong 2 ngày đầu sống chủ yếu bằng hiện tượng thẩm thấu từ nền ghép. Sau đó có sự phát triển của mao mạch từ nền ghép đến mảnh ghép. Vì vậy, nền ghép phải là cân hoặc mô hạt
    dẹp, giữa nền ghép và mảnh ghép không có máu tụ, dị vật, không khí. Sau khi ghép phải băng chặt vừa phải để tạo áp lực cho mảnh ghép tiếp xúc với nền ghép tốt, không nên vận động vùng có mảnh ghép sau 3- 5 ngày.
    ã Biến chứng sau phẫu thuật: là sự kiện sảy ra không như mong muốn của kết
    quả phẫu thuật trên bệnh nhân.
    ã Biến chứng da ghép: là kết quả của tổn thương ban đầu sau khi được phẫu thuật hoặc ghép da dẫn đến thất bại ghép, trong trường hợp này lần phẫu thuật ghép thứ 2 có thể phải được thực hiện.
    ã Các biến chứng: nhiễm trùng vùng ghép, bong vùng ghép, mảnh da ghép bị xơ hóa, xơ chai.
    1.2. Các nguyên nhân biến chứng vùng ghép:
    ã Từ bệnh nhân: vận động,tác động đến vùng ghép sớm làm dịch chuyển vùng da mới ghép dẫn đến bong vùng ghép, giữ vệ sinh vùng ghép không tốt làm
    nhiễm trùng vùng ghép. Cơ địa không phù hợp, tình trạng bệnh lý, vùng cần
    ghép bị tổn thương quá lớn và nặng
    ã Từ bệnh viện: vô trùng phòng, dụng cụ phẫu thuật, bác sĩ thực hiện cẩu thả, thiếu kinh nghiệm không lường trước được các tình huống có thể diễn ra sau phẫu thuật, kiến thức chuyên môn kém
    ã Thải bỏ mô ghép: thải bỏ tối cấp, thải bỏ cấp, thải bỏ mạn tính.
    - Thải bỏ tối cấp: ít xảy ra, xảy ra ngay lập tức sau khi ghép. Nguyên nhân là
    do huyết thanh của túc chủ có sẵn các kháng thể đặc hiệu với các kháng
    nguyên của mô ghép.
    - Thải bỏ cấp: là phản ứng thải bỏ mô ghép khác gene cùng loài xuất hiện 10
    ngày sau ghép. Do các tế bào của túc chủ gây ra, ví dụ như sự xâm nhiễm dày đặc của các đại thực bào và lympho bào tại nơi phá hủy mô ghép.
    - Thải bỏ mạn tính: xảy ra nhiều tháng hay nhiều năm sau khi ghép. Có sự
    tham gia của cả đáp ứng miễn dịch thể dịch lẫn đáp ứng miễn dịch qua trung
    gian tế bào.
    - Phản ứng thải bỏ mô ghép mang thính đặc hiệu và có trí nhớ miễn dịch: Trình tự theo thời gian của phản ứng thải bỏ mô ghép khác gene cùng loài
    thay đổi tùy thuộc vào loại mô ghép. Nhìn chung các mô ghép da bị thải bỏ

    nhanh hơn các mô ghép thận và tim. Mặc dù thời gian kéo dài khác nhau, nhưng đáp ứng miễn dịch gây ra thải bỏ mô ghép luôn luôn có tính đặc hiệu và có trí nhớ miễn dịch. Nếu chuột nhắt thuộc dòng thuần chủng A được ghép da lấy từ dòng thuần chủng B thì phản ứng thải bỏ mô ghép sẽ xẩy ra sau đó là thải bỏ lần đầu (Hình1b). Đầu tiên mảnh ghép được tái tạo mạch máu trong vòng 3-7 ngày, sau đó khi phản ứng phát triển, các tế bào lympho, tế bào mono và các loại bạch cầu khác thâm nhập vào trong mô ghép làm giảm quá trình tân tạo mạch trong mô ghép, trong vòng 7-10 ngày, hoại tử xuất hiện vào khoảng ngày thứ 10, và mảnh ghép bị thải bỏ hoàn toàn sau 12- 14 ngày. Nếu lấy da của chuột nhắt dòng B ghép lại cho chuột nhắt dòng A đã có thải bỏ mô ghép lần đầu thì phản ứng thải bỏ mô ghép xuất hiện nhanh hơn so với thải ghép lần đầu (thường sau 5-6 ngày). Ðó là phản ứng thải bỏ mô ghép lần hai (Hình 1c). Ðiều này chứng tỏ thải bỏ mô ghép có trí nhớ miễn dịch. Nếu thay mô ghép da của dòng chuột B bằng mô ghép da của dòng chuột C thì thải bỏ mô ghép không xẩy ra nhanh như thải bỏ mô ghép lần hai mà lại giống hệt như thải bỏ mô ghép lần đầu. Ðiều này chứng tỏ thải bỏ mô ghép mang tính đặc hiệu.


    Hình 1: Sơ đồ quá trình liền và thải bỏ mảnh ghép. (a) Mảnh ghép tự thân được chấp nhận và liền trong vòng 12–14 ngày. (b) Thải ghép lần đầu của mảnh ghép khác gene đồng loài bắt đầu 7–10 ngày sau ghép, mảnh ghép bị thải loại hoàn toàn sau 10–14 ngày. (c) Thải ghép lần hai của mảnh ghép khác gene đồng loài bắt đầu trong vòng 3–4 và mảnh ghép bị thải loại hoàn toàn sau 5–6 ngày. Các tế bào thâm nhiễm và mảnh ghép khác gene đồng loài (b,c) bao gồm các tế bào lympho, các tế bào làm nhiệm vụ thực bào và các tế bào viêm khác.

    2. Biểu hiện của biến chứng vật ghép.
    - Thải bỏ tối cấp: Phản ứng tối cấp xẩy ra là do trong huyết thanh của túc chủ
    có sẵn các kháng thể đặc hiệu với các kháng nguyên của mô ghép. Phức hợp kháng nguyên-kháng thể được hình thành sẽ hoạt hóa hệ thống bổ thể gây ra thâm nhiễm bạch cầu trung tính vào trong mô ghép. Một phản ứng viêm cấp tính sẽ dẫn đến hình thành các cục máu đông rải rác trong các mao mạch làm tắc dòng máu, ngăn cản việc sinh các mạch máu trong mô ghép và vì vậy mô ghép sẽ bị hoại tử nhanh chóng.
    - Các trường hợp bị thải bỏ khác cũng có biểu hiện hoại tử tương tự, chỉ khác
    về quá trình và thời gian diễn ra biến chứng.
    - Trường hợp bị nhiễm trùng, chảy, mẩn đỏ, ngứa hoặc đau ở các vết thương
    có thể xảy ra.
    - Sự đổi màu của vạt da hoặc vết sẹo xung quanh khu vực ghép da của túc chủ
    cũng đôi khi xảy ra. Các vạt da xung quanh có thể co lại, gây ra đau thắt có thể gây ra vấn đề về lâu dài, đặc biệt là đau thắt làm giảm khả năng vận động vùng khớp.
    3. Ý tưởng để cải tạo tính tương hợp khi VLSH tiếp xúc máu.
    - Da không thể tồn tại mà không cần oxy. Cách tốt nhất để truyền tải được các tế bào da với oxy và chất dinh dưỡng khác là thông qua máu. Da khỏe mạnh, sống đầy đủ của các mạch máu nhỏ kênh cung cấp máu của cơ thể để phát
    triển các tế bào da mới và duy trì chức năng các tế bào ở mô ghép.
    - Đối với một mảnh ghép da để chữa bệnh, nó phải phát triển và kích hoạt các
    mạch máu mới. Trong một ghép thành công, quá trình tái sinh này bắt đầu
    một cách nhanh chóng như 36 giờ sau khi phẫu thuật.
    - Bởi vì oxy là rất quan trọng cho quá trình chữa bệnh, một số bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị oxy hyperbaric. Có lẽ bạn đã nghe nói về một buồng hyperbaric. Nó trông giống như một ống dài, tường kính, xung quanh một
    chiếc giường lớn lên. Bên trong một buồng hyperbaric, bệnh nhân được tiếp xúc với một môi trường oxy 100% ở hai lần áp suất khí quyển bình thường. Những sự tiếp xúc của oxy nguyên chất có thể tăng tốc quá trình chữa bệnh của phẫu thuật ghép da.
    - Một kỹ thuật chữa bệnh gọi là chân không hỗ trợ đóng cửa (VAC). Trong quy trình này sau phẫu thuật, người ghép da được mặc quần áo bằng băng xốp và gắn liền với một ống kết nối với một nguồn chân không. Chân không
    giúp đẩy ra chất dịch kẽ và khuyến khích dòng chảy của máu để ghép. Tất cả các chất lỏng có khả năng gây nhiễm trùng được hút ra khỏi vết thương để xử lý dễ dàng. Một số bác sĩ phẫu thuật rất bất ngờ với kỹ thuật này mà khi họ để lại ống VAC gắn lên đến bảy ngày sau khi phẫu thuật mà không cần thay băng.
    - Quá trình chữa bệnh cho ghép da có thể được làm chậm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và kích thước và độ sâu của các vùng da bị
    thương của bệnh nhân. Bệnh nhân được ghép đủ lượng da cần ghép, có thể

    cần phải ở lại bệnh viện lâu nhất là hai tuần để ghép ổn định và kiểm tra
    nhiễm trùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...