Luận Văn Vật liệu công cụ trong doanh nghiệp sản xuấ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Trong sự nghiệp phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, của đất nước ta hiện nay đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng như những thử thách lớn đối với các doanh nghiệp. Để có thể tồn tại, phát triển đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ về mọi mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh (tự nghiên cứu tìm kiếm thị trường các yếu tố đầu vào,nhu cầu thị hiếu sản phẩm đầu ra, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư tổ chức kế hoạch sản xuất đều phối hợp nhịp nhàng. Bên cạnh việc năm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải tăng cường uy tín và điều kiện cạnh tranh của mình thông qua chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và giá cả. Để đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi – tức là lấy thu nhập của mình bù đắp chi phí đó bỏ ra và đảm bảo có lãi. Các doanh nghiệp cần hợp lý hoá trong mọi khâu của quy trình sản xuất cũng như phải nâng cao quy trình công nghệ , tính khoa học và hợp lý trong bộ máy quản lý sản xuất của mình, làm sao để đồng vốn bỏ ra phải được thu về với hiệu quả cao nhất. Có như vậy đơn vị mới bù đắp được những chi phí bỏ ra, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước có điều kiện cải thiện đời sống của người lao động và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Đáp ứng nhu cầu này, việc tổ chức cũng như công tác kế toán phải không ngừng thay đổi, mới mẻ sao cho phù hợp đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra.
    Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có đầy đủ 3 yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vật liệu là một trong ba yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất. Do vậy để đảm bảo sử dụng có hiệu quả tiết kiệm vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đã trở thành một yêu cầu bức thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
    Công ty Cổ phần Hoa Minh là một doanh nghiệp sản xuất nhu cầu về nguyên vật liệu rất lớn. Chính vì thế việc quản lý bảo quản nguyên vật liệu là rất quan trọng vì việc sản phẩm được làm ra có tốt hay không tuỳ thuộc vào chất lượng và việc bảo quản nguyên vật liệu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản phẩm có chất lượng luôn được các bên đối tác hoặc người tiêu dùng yêu thích. Ngoài việc tạo ra sản phẩm có chất lượng, công ty còn sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng có giá trị cao. Hiện nay các mặt hàng chủ yếu của công ty sản xuất như vỏ các loại của các thiết bị điện công ghiệp và dân dụng như: Vỏ đồng hồ công tơ điện 1pha, ba pha, nút bấm rơle, khuôn cốc, đế âm đế nổi . đây là những mặt hàng hiện nay có sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp khác trong nước. Đối với công ty Cổ phần Hoa Minh cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào thì thấy rằng chi phí vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, vì thế kế toán vật liệu – CCDC không thể thiếu được trong quá trình quả lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Nhìn chung, công tác kế toán vật liệu cũng như các phần hành kế toán khác của công ty cổ phần Hoa Minh được thực hiện tương đối phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của công ty. Tuy vậy việc quản lý và hạch toán các nghiệp vụ nhập xuất vật liệu còn có một số vấn đề cần quan tâm.
    Sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh nói chung, tình hình hạch toán kế toán nói riêng. Em nhận thấy tầm quan trọng của vật liệu ở tất cả các khâu thu mua dự trữ và sử dụng. Trong đó kế toán là một công cụ hữu hiệu nhất. Đặc biệt thấy được vị trí của kế toán vật tư trong toàn bộ công tác kế toán nói chung. Chính vì thế đề tài này đã trở thành môí quan tâm nhất của em.
    Đề tài: “Vật liệu công cụ trong doanh nghiệp sản xuất”
    Nội dung:

    Phần I: Lý luận chung về hạch toán NVL – CCDC.

    Phần II: Nội dung, phương pháp hạch toán kế toán NVL, CCDC ở công ty Cổ phần Hoa Minh.

    Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL – CCDC.

    Phần IV: Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...