Luận Văn Vận tải và bảo hiểm vận tải trong thương mại quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vận tải và bảo hiểm vận tải trong thương mại quốc tế

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    1.Lý do chọn đề tài .1


    2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu .1


    3. Phương pháp nghiên cứu .2


    4. Kết cấu đề tài 2


    CHÚ THÍCH .3


    CHƯƠNG 1 -VẬN TẢI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .4


    1.1. Giói thiệu chung về vận tải: 4


    1.1.1. Khái niệm và vai trò của vận tải trong nền kinh tế 4


    1.1.2. Các yếu tố cấu thành trong sản xuất vận tải .5


    1.1.2.1. Công cụ vận tải .5


    1.1.2.2. Đối tượng chuyên chở .5


    1.1.2.3. Khoảng cách và thòi gian trong vận tải .6


    1.2. Vận tải quốc tế trong thương mại quốc tế 7


    1.2.1. Vài nét sơ lược về vận tải quốc tế 7


    1.2.2. Phân chia trách nhiệm về vận tải trong họp đồng mua bán ngoại thương .9


    1.2.2.1. Quyền về vận tải 9


    1.2.2.2. Phân chia trách nhiệm về vận tải .10


    1.3. Chuyên chở hàng hóa thương mại quốc tế bằng phương thức vận tải biển 11


    1.3.1. Vài nét sơ lược về phương thức vận tải biển .11


    1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức vận tải biển 14


    1.3.2.1. Tuyến đường vận tải .14


    1.3.2.2. Tàu buôn 15


    1.3.3. Nghiệp vụ thuê tàu .15


    1.3.3.1. Thị trường thuê tàu và giá cước thuê tàu 16


    1.3.3.2. Đặc điểm của tình hình thị trường thuê tàu 16


    CHƯƠNG 2 - BẢO HIỂM VẬN TẢI TRONG THƯƠNG MẠI


    QUỐC TẾ .23


    2.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển .23

    2.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam và trên thế giói 23


    2.1.2. Sự cần thiết, tác dụng và vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển .25


    2.1.2.1. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển .25


    2.1.2.2. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 26


    2.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 27


    2.2.1. Đặc điểm và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển .27


    2.2.1.1. Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 27


    2.2.1.2. Trách nhiệm của các bên liên quan 28


    2.2.2. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển .30


    2.2.2.1. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 30


    2.2.2.2. Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu


    vận chuyển bằng đường biển .31


    2.3. Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển .32


    2.3.1. Điều kiện bảo hiểm c (ICC- C) .33


    2.3.2. Điều kiện bảo hiểm B (ICC- B) 34


    2.3.3. Điều kiện bảo hiểm A (ICC- A) .36


    2.4. Họp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển


    bằng đường biển .38


    2.4.1. Các loại hợp đồng .38


    2.4.2. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm 40


    2.5. Khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa


    xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 40


    2.5.1. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất 40


    2.5.2. Thủ tục khiếu nại đòi bồi thường 41


    2.6. Giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa


    xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 43

    2.6.1. Giám định tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa


    xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 43


    2.6.2. Bồi thường tổn thất 43


    2.6.3. Miễn giảm bồi thường 44


    CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .45


    3.1. Vài nét về vận tải đường biển và thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam 45


    3.2. Thực trạng hoạt động của vận tải biển và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam .49


    3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải biển và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển


    bằng đường biển ở Việt Nam 52


    KẾT LUẬN .56


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU


    1.Lý do chọn đề tài


    Trong thời kỳ hiện đại, tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa đang là một xu hướng tất yếu và nổi bật của nền kinh tế thế giới. Cùng với xu hướng này, kinh tế Việt Nam cũng đang trên tiến trình hội nhập và phát triển, nhu cầu mua bán hàng hóa qua lại giữa các nước với nhau đòi hỏi phải có phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó đã đặt ra vấn đề Việt Nam chúng ta phải hoàn thiện hệ thống vận tải để có thể đáp ứng được nhu cầu đó của các thương nhân và cạnh tranh với các nước khác. Trong đó, ngành vận tải đường biển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được đặc biệt chú trọng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Những biến đổi của kinh tế quốc tế và trong nước đã đặt ngành thương mại hàng hải Việt Nam đứng trước những vận hội lớn và những thách thức thực sự cam go.


    Bên cạnh nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển giữa các nước đang trong tình trạng tăng nhanh và phổ biến do ưu điểm của loại hình này, thi bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những rủi ro trong quá trình vận chuyển vi vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải chọn cho mình một biện pháp nhằm bù đắp kịp thời về mặt tài chính trong việc khắc phục hậu quả do các rủi ro đó gây ra đó là bảo hiểm hàng hóa. Từ đó, việc phát triển và hoàn thiện các vấn đề về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp bảo hiếm nói riêng và toàn ngành bảo hiếm Việt Nam nói chung, nhất là trong điều kiện thị trường trong nước và quốc tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.


    Từ những cơ hội và thách thức trên, đế có những thành công mới đòi hỏi chúng ta phải tích cực chủ động hội nhập và tìm hiểu sâu hơn những vấn đề về vận tải mà đặc biệt là vận tải đường biển và những loại hình bảo hiểm phù hợp nhằm khắc phục những rủi ro. Từ đó, tạo cơ sở để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển lên một tầm cao mới, tự chủ về hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vươn ra xuất khẩu sản phẩm vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển trên thị trường quốc tế.


    2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu


    Trao đổi buôn bán hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay vẫn được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển (khoảng 80% khối lượng hàng hóa) do ưu điểm của loại hình vận chuyển này cũng như tính phức tạp trong việc lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp với phương thức vận chuyển này. Mặt khác do thời hạn và kiến thức còn hạn chế, vì vậy, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về phương thức vận tải và bảo hiểm vận tải bằng đường biển trong thương mại quốc tế. Đồng thời trên cơ sở phân tích những vấn đề trên, đối chiếu với thực tiễn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải biển và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam một cách tốt nhất.


    3. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp nghiên cứu là nền tảng cơ bản để xây dựng đề tài với nội dung và hình thức một cách logic và khoa học, để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra.


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài “vận tải và bảo hiểm vận tải trong thương mại quốc tế” - chủ yếu là nghiên cứu đối với phương thức vận tải bằng đường biển, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp sưu tầm tài liệu, phân tích tài liệu, tổng hợp các vấn đề dựa trên những tài liệu thu thập được như: sách, báo, tạp chí, trang web, . của các chuyên gia ừong lĩnh vực hàng hải và liên hệ với hoạt động thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.


    4. Kết cấu đề tài


    Kết cấu đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm có 3 chương:


    Chương 1: Vận tải trong thương mại quốc tế Chương 2: Bảo hiểm vận tải ừong thương mại quốc tế Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện


    Trong phạm vi nghiên cứu những vấn đề về vận tải và bảo hiểm vận tải bằng đường biển trong thương mại quốc tế, tác giả chỉ nghiên cứu những vấn đề mả tác giả cho là quan trọng và đưa ra những kiến nghị mang tính chất cá nhân; bên cạnh đó, do thời gian nghiên cứu đề tài và kiến thức sinh viên còn hạn chế cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.


    Và cũng xin gởi lời cám ơn đến Ths. Bùi Thị Mỹ Hương - Cô đã hướng dẫn tôi trong quá trình lảm Luận văn; đến toàn thể quý thầy cô khoa Luật và các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...