Tài liệu Văn phong thương mại - ngày ấy và bây giờ…

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn phong thương mại - “ngày ấy và bây giờ ”

    Khoảng vài chục năm trước đây, văn phong thương mại thường rất dài dòng, khuôn sáo. Những cụm từ đơn giản nhất cũng dài lê thê so với bình thường, ví dụ như “Tôi rất lấy làm vinh dự được đề nghị ” hoặc “Tôi nóng lòng muốn biết liệu vấn đề này đã được bàn bạc thảo luận trước đây hay chưa” , v.v. và v.v.

    Khoảng vài chục năm trước đây, văn phong thương mại thường rất dài dòng, khuôn sáo. Những cụm từ đơn giản nhất cũng dài lê thê so với bình thường, ví dụ như “Tôi rất lấy làm vinh dự được đề nghị ” hoặc “Tôi nóng lòng muốn biết liệu vấn đề này đã được bàn bạc thảo luận trước đây hay chưa” , v.v. và v.v. Và các loại thư từ trong marketing cũng không phải là một ngoại lệ. Nhan nhản trong các brochure quảng cáo hay catalogue và cả những hoá đơn, thư thanh toán là những cụm từ hoa mỹ như “Khách hàng trung thành của quý công ty” và tương tự.Suy cho cùng, việc sử dụng văn phong bay bướm trên cũng có một điểm hay, đó có thể là bình phong che đậy những điều không tiện nói thẳng trực tiếp và người nhận phải mất bốn hay năm lần đọc mới hiểu được “thâm ý” của người viết. Tuy nhiên trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vùn vụt như ngày nay, thư từ trong kinh doanh ngày càng đơn giản, súc tích hơn và những mỹ từ trên cũng dần dần biến mất. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong văn phong thương mại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi đến vậy? Liệu có phải là do tiến bộ của máy tính hay còn do một nguyên nhân sâu xa nào khác?Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào những quảng cáo cách đây khoảng 50 năm. Chắc hẳn ai cũng phải ngạc nhiên vì lối hành văn trong các mẩu quảng cáo “xưa như trái đất” này lại khác xa với lối văn thương mại cùng thời mà trái lại, giống hết như giọng văn của chúng ta ngày nay, đặc biệt là cách diễn đạt dùng trong giao tiếp kinh doanh online (hoặc offline) bây giờ. Vì sao ư? Đơn giản thôi. Khác với các hình thức diễn đạt khác, văn phong quảng cáo bao giờ cũng phải thật ngắn gọn, cô đọng để diễn đạt thật chính xác những gì cần thiết với đúng đối tượng khách hàng. Do đó quy tắc vàng “viết như nói” của David Ogilvi đưa ra trong thập niên 50 đến khoảng hơn 50 năm sau lại cực kỳ chính xác, cho dù ngữ cảnh có thay đổi chút ít. Nhưng suy cho cùng, tất cả những hình thức thông tin trong thương mại đều mang một chức năng marketing nào đó, nên việc học theo phong cách hành văn súc tích của quảng cáo cũng là một điều khôn ngoan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...