Luận Văn Văn phòng đảng ủy thị trấn trới với phong trào văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội . Trong sự phát triển của xã hội, văn hóa như một động lực tinh thần có sức cổ vũ mạnh mẽ, to lớn, động viên và đào luyện con người. Là sản phẩm của con người, văn hóa lại là hình thức có giá trị sâu rộng, bền bỉ trong việc giáo dục tư tưởng cách mạng và nhân cách cho con người. Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: “Văn hóa- văn nghệ cũng như mội hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa của Đảng đã khẳng định: “Văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lưc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”.

    Hoạt động văn hóa với rất nhiều loại hình đa dạng của nó và hoạt động văn nghệ quần chúng- bộ phận đặc biệt quan trọng của văn hóa, luôn là một “binh chủng” độc đáo, giữ vị trí đặc biệt và làm phong phú, sinh động cho sự phát triển của văn hóa. Thực tế trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam đã khẳng định rõ phong trào văn nghệ quần chúng luôn luôn là một trong những phương tiện quan trọng trong việc lưu giữ và phát triển bản sắc văn hóa.

    Nước ta hiện nay có gần 70% cư dân sống ở nông thôn bằng nghề nông nghiệp, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thì hoạt động văn nghệ quần chúng càng có ỹ nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng cũng nhấn mạnh: “Chú trọng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, đưa văn hoá văn nghệ đến các vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và các vùng xa xôi, hẻo lánh

    Trới là một thị trấn của huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh. Xác định được tầm quan trọng của phong trào văn nghệ quần chúng, thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với phong trào này. Do vậy mà các phong trào văn nghệ quần chúng được nâng lên về cả số lượng và chất lượng, đang thực sự là một sân chơi lành mạnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của đồng bào. Nó là vũ khí sắc bén, phương thức độc đáo của văn hóa trong xây dựng phẩm chất, nhân cách con người, góp phần tạo ra động lực tinh thần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động văn nghệ quần chúng cũng chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong việc phát triển văn hóa. Vì thế cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn phong trào văn nghệ quần chúng, đấy là định hướng mang tính chiến lược của Đảng ta hiện nay .

    Xuất phát từ lý do trên em chọn đề tài :”VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY THỊ TRẤN TRỚI VỚI PHONG TRÀO VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY”


    Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về văn hóa, văn nghệ quần chúng, vai trò, thực trạng của hoạt động văn hóa,văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hoạt động văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn Trới huyện Hoành Bồ- Quảng Ninh hiện nay.

    2.2 Nhiệm vụ

    Khái quát chung về vai trò của văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đưa ra thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao vai trò của hoạt động văn nghệ quần chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn Trới huyện Hoành Bồ- Quảng Ninh hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...