Tiểu Luận Văn minh tiểu phẩm

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Văn minh tiểu phẩm​
    Information
    Giới thiệu

    Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!" không phải vì tôi hoàn toàn không có gì mang ra làm bằng chứng để trả lời. Nhưng tôi biết rõ những cái tôi mang ra, người hỏi ấy chẳng đọc được, và do vậy, cũng chẳng hiểu được. Một thế hệ mất gốc.
    Đoạn tuyệt với quá khứ của cha ông không phải chỉ một thế hệ, mà nhiều thế hệ. Trước thời còn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn khi giảng bài cho sinh viên về văn học Việt Nam, ông nói: Việt Nam chỉ thực sự có văn học từ khi có chữ quốc ngữ. Nghĩa là từ khi tiếng nói dân tộc được ký hiệu bằng mẫu tự La-tinh. Văn chương chữ Hán, không phải là văn học Việt Nam. Những sáng tác bằng chữ Hán không được kể vào văn học Việt Nam. Các bản văn nổi tiếng, một thời đã từng làm nức lòng dân Việt, quyết đem xương máu giữ gìn non sông; những bản văn ấy không được kể vào văn học Việt Nam: bài thơ Nam Quốc của Lý Thường Kiệt, hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Chúng không thuộc văn học Việt Nam. Tất nhiên cũng không thuộc văn học Trung Quốc. Phê bình của vị giáo sư này có cơ sở lý luận của nó, nên rất dễ dàng được các sinh viên lúc bấy giờ chấp nhận. Nhưng vì sau đó không có bao nhiêu người phụ họa quan điểm văn học này nên chúng ta cũng không cần phải phân tích.
    Điều thú vị đáng nói ở đây là, sau ngày Tổng Thống Diệm sụp đổ, ông giáo sư đến thăm Hòa Thượng Trí Quang. Lúc bấy giờ tôi đang là thị giả của Hòa Thượng tại chùa Ấn Quang. Tôi ngạc nhiên vì sự viếng thăm này, nên tò mò hỏi Hòa Thượng. Tôi cũng nói cho Bạch Hòa Thượng biết rằng đó là vị giáo sư rất tích cực trong trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, chủ trương bác bỏ sự tồn tại của nền văn học mệnh danh là Phật giáo Việt Nam. Hòa Thượng cho tôi biết, ông giáo sư đến thăm, và thừa nhận đã sai lầm khi không công nhận Phật giáo có vị trí trong lịch sử văn học Việt Nam, chỉ bởi lý do các thiền sư toàn làm thơ bằng chữ Hán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...