Tài liệu Văn minh Lưỡng Hà cổ đại

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn minh Lưỡng Hà cổ đại

    Nội dung
    I - Tổng quan về Lưỡng Hà cổ đại
    1. Địa lý và cư dân
    2. Các quốc gia Lưỡng Hà cổ đại
    Nhà nước của người Xume
    Accat
    Vương triều của Ua
    Cổ Babilon
    Tân Babilon và Ba tư
    II - Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Lưỡng Hà
    1. Chữ viết
    2. Văn học
    3. Tôn giáo
    4. Luật pháp
    5. Kiến trúc và điêu khắc
    6. Khoa học tự nhiên
    Toán học Thiên văn học Y học

    Lời giới thiệu
    Lưỡng Hà là một vị trí vô cùng thuận lợi chi việc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Phía tây, qua eo biển Hồng Hải có một nền văn minh phát triển rực rỡ và sớm nhất thế giới là Ai Cập; phía đông tiếp cận hai nền văn minh lớn khác là Trung Quốc và Ấn Độ; phái bắc, qia Địa Trung Hải là nền văn minh Hy Lạp.
    Mặt khác, Lưỡng Hà còn nằm trên trục đường tơ lụa – con đường kinh tế giao lưu giữa đông và tây , giữa Á – Âu – Phi.
    Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy, ngay từ rất sớm lưỡng hà đã bước vào một xã hội văn minh, thinh đạt trên tất cả các phương tiện kinh tếm văn hóa, xã hội.


    I - Tổng quan về Lưỡng Hà cổ đại
    1. Địa lý và cư dân

    Bản đồ địa lý phân bố khu vực văn minh Lưỡng Hà
    Lưỡng Hà (Mésopotamie) nghĩa là miền giữa hai sông, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mêđốt là ở giữa và pôtamốt là sông. Hai sông đó là sông Tigrơ ở phía Đông và ơphrát ở phía Tây. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ miền rừng núi Acmênia chảy qua lãnh thổ nước Irắc ngày nay rồi đổ ra vịnh Ba Tư (Pécxích).
    Về mùa xuân, tuyết ở cao nguyên Acmênia tan làm nước ở hai sông Tigrơ và ơphrát dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập cả một vùng rộng lớn. Nhưng chính nhờ nước lụt, đất đai ở đây không ngừng được bồi đắp và trở nên màu mỡ. Lượng phù sa ở đây nhiều đến nỗi, qua mấy nghìn năm, cả một vùng biển rộng lớn ở cửa sông này đã trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải lùi xa gần 200km. Cũng vì vậy, hai dòng sông Tigrơ và ơphrát vốn đổ ra biển bằng hai cửa sông khác nhau đã nhập lại thành một dòng trước khi ra biển. Chính nhờ có đất đai phì nhiêu như vậy nên cũng như Ai Cập cổ đại, khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, kinh tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển; do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh.
    Trong khi Lưỡng Hà là một vùng màu mỡ thuận lợi cho cuộc sống của con người như vậy thì về địa hình, Lưỡng Hà là một vùng hoàn toàn để ngỏ ở mọi phía, không có những biên giới hiểm trở bảo vệ, vì vậy trong mấy ngàn năm lịch sử, vùng này đã trở thành nơi tranh giành của nhiều tộc người khác nhau, dẫn đến sự hưng vong của nhiều quốc gia hùng mạnh một thời.
    Về tài nguyên, Lưỡng Hà hiếm đá quý và kim loại, nhưng lại có một loại đất sét rất tốt, vì vậy đất sét đã trở thành vật liệu chủ yếu của ngành kiến trúc, chất liệu để viết, thậm chí đất sét còn được đưa vào các truyện huyền thoại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...