Tiểu Luận Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn với chế độ học hành thi cử thời Lê trong khoảng thời gian từ 1428 - 1788

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Văn Miếu - Quốc Tử Giám” gắn với chế độ học hành thi cử thời Lê trong khoảng thời gian từ 1428 - 1788”


    KHÁI QUÁT CHUNG

    I. VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám với những hàng bia tiến sĩ thời Lê là một biểu tượng sáng chói của tinh thần hiếu học và thái độ coi trọng nhân tài của nhõn dõn Việt Nam. Đó là một nét lịch sử, một nét văn minh của người Việt. Có rất nhiều người đã nhân cách đánh giá Văn Miếu - Quốc Tử Giám dưới nhiều góc độ khác nhau.
    Với việc tiếp thu những thành tựu của các công trình khoa học có trước tác giả Đinh Ngọc Triển đã tìm ra những nét rất mới mẻ trong luận văn tìm hiểu về “Văn Miếu - Quốc Tử Giám” gắn với chế độ học hành thi cử thời Lê trong khoảng thời gian từ 1428 - 1788”.
    Luận văn trước hết là những trang viết nhỏ về tình hình chính trị, văn hóa, tư tưởng, đặc biệt về giáo dục khoa cử thời Lê. Từ đó chúng ta cũng bước đầu có những hình dung được những nét lớn của nền giáo dục gần 10 thế kỉ của nhà nước phong kiến Việt Nam.
    Luận văn còn khai thác các tư liệu lịch sử, văn hóa, chú trọng đi sâu phân tích giá trị đặc biệt của hệ thống văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, qua đó khẳng định và nêu bật truyền thống hiếu học, coi trọng việc đào tạo nhân tài của đ. Tìm hiểu nền giáo dục, khoa cử theo ý thức hệ nho giáo, tác giả sẽ tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm của nó, những nguồn tri thức được đào tạo công phu về kiến thức, cách ứng xử xã hội, về phẩm chất và năng lực làm việc.
    Cuối cùng luận văn còn là những gợi ý giúp người đọc hiểu hơn về những vấn đề của công cuộc cải cách giáo dục, đào tạo của nước ta hiện nay.
    II. ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN CHÚNG TA TÌM HIỂU SƠ QUA MỤC LỤC CỦA BẢN LUẬN VĂN
    Luận văn gàn 3 chương và phần phụ lục.
    . Chương 1 có tiêu đề “Bối cảnh xã hội thời Lê”. Tác giả phác thảo đại thể xã hội Đại Việt thế kỉ 15, 16, 17, 18.
    . Trên các mặt thể chế chính trị và thành quả về giáo dục, tư tưởng; đặc biệt nhấn mạnh tới vị trí, chỗ đứng của Nho giáo, học thuyết Nho gia và tư tưởng Lê Thánh Tông.
    . Chương 2 với nội dung “Văn Miếu - Quốc Tử Giám thờ Lê” đã khảo tả lại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
    . Chương 3 có tự đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chế độ thi cử thời Lê”. Đây là chương quan trọng trong luận văn, được bố cục chặt chẽ: chế độ học tập, thi cử ở trường giám, khoa cử và hệ thống bia tiến sĩ thời Lê; chế độ đãi ngộ và bổ dụng tiến sĩ của nhà Lê và điểm qua một số gương mặt tiêu biểu thời kì này.
    . Cuối cùng người viết điểm qua các giá trị về nhiều mạt của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Dành một số trang phân tích điều hay, cái dở của nền giáo dục, thi cử xưa vốn gắn liền với di tích lịch sử này; nhấn mạnh vai trò hàng đầu của việc giáo dục luân lý, rèn luyện đạo đức.


    MỤC LỤC

    KHÁI QUÁT CHUNG 2
    I. VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI 2
    II. ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN CHÚNG TA TÌM HIỂU SƠ QUA MỤC LỤC CỦA BẢN LUẬN VĂN 2
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NGUỒN SỬ LIỆU 3
    1. Sử liệu vật thực 3
    2. Sử liệu hình ảnh 3
    3. Sử liệu truyền miệng 4
    4. Sử liệu chữ viết 4
    CỤ THỂ 7
    I. Chương I: Bối cảnh thời Lê 7
    II. Chương 2: Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời Lê 8
    1. Một số nét về di tích 8
    2. Khảo tả kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám 9
    III. Chương 3: Chế độ học hành thi cử thời Lê 10
    1. Quốc Tử Giám - trường Đại học quốc gia đầu tiên ở Việt Nam 10
    2. Khoa cử thời Lê và hệ thống bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám 10
    IV. Chế độ đãi ngộ và bổ dụng của nhà Lê với tiến sĩ 11
    V. Những gương mặt văn hóa tiêu biểu 11
    VI. Lời bàn 12
    KẾT LUẬN 13
     
Đang tải...