Tài liệu Vận mệnh và tương lai của Nho giáo truyền thống ở Đông Á hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong thế giới Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đều cùng một nền văn hoá Nho giáo. Ngoài ra, do sự di dân của người Trung Quốc, văn hoá Nho giáo cũng trở thành một thành phần chủ yếu trong văn hoá của Singapo và Malaixia. Bất kể vận mệnh của Nho giáo truyền thống đương đại tại các nước có sự khác biệt, giữa chúng có không ít điểm tương đồng, như đối mặt với sự xâm nhập của nền văn hoá phương Tây, đối mặt với sự hiện đại hoá, truyền thống bị thay đổi . Trong đó, điểm chung nổi bật nhất là: Nho giáo truyền thống không bao hàm phân mức của hình thái ý thức quốc gia và sau khi Đông Á tiến vào thế giới hiện đại, Nho giáo truyền thông không thể khôi phục là hình thái ý thức của quốc gia, nhưng vẫn tiếp tục là tư liệu giáo dục văn hoá thiết yếu. Nho giáo cũng không nên chỉ là một bộ lý luận học (như chủ trương của Từ Anh Thời), bởi vì đặc điểm nổi bật nhất của Nho học vẫn liên quan đến nội thánh và ngoại vương. Ở thế kỷ XXI, Nho học, ngoài việc phát triển thành một bộ lý luận hiện đại ý nghĩa, vẫn nên phát triển lý luận văn hoá phê phán, chính trị phê phán và xã hội phê phán.


    Năm 1988, trong bài luận Những khó khăn của nền Nho học hiện đại, nhà nghiên cứu Nho học nổi tiếng Từ Anh Thời đã ví nền Nho học hiện đại như “du hồn”(1). Đối với một nhà nghiên cứu về Nho học như Từ Anh Thời, sự so sánh này không hề mang chút ý nghĩa châm biếm nào, mà chính là để miêu tả những khó khăn của nền Nho học hiện đại. Trong bài luận, ông đã chỉ ra rằng, mặc dù trước đây Nho giáo dựa vào việc chế độ hoá mà hầu như chi phối được toàn bộ nền văn hoá truyền thống của Trung Quốc, nhưng đến nay, cùng với sự tan rã của xã hội Trung Quốc truyền thống, “mối liên hệ giữa Nho học và chế độ bị cắt đứt, việc chế độ hoá của Nho học chấm dứt”(2). Trong hoàn cảnh đó, Nho học đã mất đi cơ sở, cũng giống như linh hồn rời khỏi thân xác. Đó chính là nguyên nhân của sự so sánh Nho học hiện đại với “du hồn”.


    Từ Anh Thời chỉ ra rằng, Nho học hiện đại rơi vào hoàn cảnh khó khăn như hiện nay còn là bởi Nho học truyền thống đã có những thiếu sót về mặt chế độ hay tổ chức, tức là cái đáng ra phải thoát hẳn khỏi chế độ chính trị và xã hội đương thời. Điều này khác với tôn giáo ở phương Tây (ví dụ, đạo Thiên chúa). Sau khi du nhập vào xã hội hiện đại, đạo Thiên chúa ở phương Tây vẫn có thể dựa vào Giáo hội của mình, không đến nỗi bị biến thành du hồn; trái lại, trong xã hội hiện đại, Nho giáo không có giáo hội riêng của mình để nương tựa. Một cách miễn cưỡng, Nho học hiện đại chỉ có thể dựa vào các trường đại học hay số ít các đoàn thể Nho học trong xã hội. Nhưng hiện nay, sinh viên trong các trường đại học chỉ chú trọng đến việc chuyên ngành hoá, nên khó mà tránh khỏi được sự va chạm với xu hướng coi trọng sự uyên bác, am hiểu của Nho học truyền thống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...