Tài liệu VĂN HỌC TRUNG QUỐC (Văn học Châu Á 1 và Chuyên đề VH TQ hiện đại)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu: VĂN HỌC TRUNG QUỐC (Văn học Châu Á 1 và Chuyên đề VH TQ hiện đại)


    MỤC LỤC
    VĂN HỌC TRUNG QUỐC
    NỘI DUNG Trang
    Mục lục
    Lời giới thiệu
    Bài thơ đề từ
    Sơ lược lịch sử Trung Quốc
    Chương1 –Văn học trước Tần
    1.Khái quát văn học dân gian
    2.Thần thoại,truy ền thuyết
    3.Kinh thi
    4.Khuất Nguyên và “Ly tao”
    5.Bách gia chư tửvà “Luận ngữ”
    Ðọc thêm1 Văn học Hán: Tư Mã Thiênvới “Sử ký”,nhà thơ Ðào Tiềmvới
    thơ, từ,nhà lý luận Lưu Hiệpvới “Văn tâm điêu long”.
    Chương 2.Ðường thi
    Khái quát: Bối cảnhlịch sử xã hội. Đặcđiểm thơ Ðường .
    Ba nhà thơ tiêu biểu Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị
    Những lời bìnhchọn lọc về Thơ Đường
    Không gian nghệ thuật;Thời gian nghệ thuật
    Luyện tập thực hành.
    Ðọc thêm2Văn học Tống: Từvà Tô Ðông Pha.
    Hai nhà tạp kịch thời Nguyên: Quan Hán Khanh,Vương Thực Phủ.
    Chương3.Tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh
    Tam quốc diễn nghĩa
    Thủy hử truyện
    Đông Chu liệt quốc
    Tây du ký
    Liêu trai chí dị
    Nho lâm ngoại sử
    Hồng lâu mộng
    Chương 4 .Văn học hiện đại và Lỗ Tấn
    Chương 5. Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Ba Kim, Lão Xá và Tào Ngu
    Chương 6. Nữ sĩ Băng Tâm và tập thơ Phồn tinh
    Chương 7. Tiểu thuyết đương đại
    7.1Một số chủ đề truyện ngắn đương đại tiêu biểu
    7.2Tiểu thuyết thời kỳ Đổi Mới và nhà văn Mạc Ngôn
    7.3 Số phận của chủ nghiã hiện thực XHCN ở Trung Quốc
    Chương 8. Kim Dung và Quỳnh Giao
    Tổng kết văn học Trung Quốc.
    Đọc thêm 3. Văn học sử Trung Quốc qui loại
    Đọc thêm 4. Mối quan hệ gắn bó, song hành của văn học Trung Quốc-Việt
    Nam
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1.Bảng đối chiếu niên đại Việt Nam -Trung Quốc
    Phụ lục 2. Danh sách 10 nhân vật văn hóa bình chọn
    Phụ lục 3Danh mục khóa luận tốt nghiệp về VH Trung Quốc
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    LỊCH SỬ TRUNG QUỐC SƠ LƯỢC
    I -Từ thượng cổ đến nhà Tần (cổ đại)
    1. Thời thượng cổ gọi là Tam hoàng, Ngũ đế (thần thoại)
    2. Thời tiền sử: ba vua Nghiêu,Thuấn,Vũ (truy ền thuyết)
    3. Vua Vũ lập ra quốc gia đầu tiên: nhà Hạ / Hoa Hạ (tk 21-17 tr.CN)
    chế độ nô lệ, bỏ bầu cử, bắt đầu cha truyền con nối.
    Nhà Ân giai đoạn cuối cùng của nhà Hạ. Đời chót là vua Kiệt mê nàng Muội
    Hỉ, tàn ác, bị lật đổ, nhà Thương (Thang) nổi lên thay thế.
    4. Nhà Thương: Vua Thành Thang đổi mới mạnh mẽ. Đời chót là vua Trụ mê
    nàng Đắc Kỉ, tàn bạo hủ bại. Nô lệ theo thủ lĩnh họ Chu nổi dậy khởi nghĩa, lật
    đổ nhà Thương, lập ra nhà Chu.
    5. Nhà Chu từ thế kỷ 11 tr CN đến thế kỷ 3 trCN,gồm 2 giai đoạn:
    5.1.Tây Chu: Thế kỷ11 đến năm 778tr.CN, cóhơn 1000 nước chư hầu. Vua
    Chu Bình Vương mê nàng Bao Tự, chư hầu bất phục nhà Chu suy giảm quyền
    lực
    5.2. Đông Chu: 770đến 256 tr.CN, thủ đô dời từ Tây sang phía Đông.
    gồm hai giai đoạn:
    Xuân Thu: 770 – 455tr CN, bước vào chế độsơ kỳ phong kiến. Hình
    thành100 chư hầu, 14 nước lớn, rồi đến 5 nước xưng bá vương (ngũ bá: Trịnh,
    Tấn,Tần,Tề,Triệu) ngày càng lộng quyền l ấn át hoàng đế nhà Chu
    Chiến quốc: 455-221 tr.CN, bảy nước bá vương (thất bá tranh hùng)
    gồm Tề, Sở,Hàn,Triệu, Ngụy,Tần,Yên.
    Cuối cùng,nhà Tần đánh bại 6 nước bá vương, lên ngôi hoàng đế thay
    nhà Chu, thống nhất đất nước năm 221 tr.CN.
    II- Từ nhà Hán đến Mãn Thanh (trung đại)
    Hán (Tây Hán 206tr. CN đến 24CN còn gọi Tiền Hán.
    Đông Hán(25 đến 220)còn gọi Hậu HánvàTam quốc(220-280)
    Ngụy Tấn (265-420)
    Bắc triều: Ngụy Tấn (420-581)
    Nam triều: lục quốc Tấn,Tống,Tề,Lương,Trần,Ngô.
    Tùy (581-617)
    Đường (618-907)
    Ngũ đại thập quốc (907-960)
    Tống (Bắc Tống, Nam Tống 960-1279)
    Nguyên (1271-1368)
    Minh (1368-1644)
    Thanh (1644-1911) Thuận Trị, Khang Hi, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh,
    Hàm Phong, Đồng Trị, Từ Hi, Quang Tự, Phổ Nghi.
    III- Từ Cách mạng Tân Hợi đến nay(hiện đại)
    Trung Hoa dân quốc 1911-1949 chuyển ra Đài Loan đến nay
    Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc,từ ngày 1.10. 1949 đến nay
    PHẦN II. NỘI DUNG
    CHƯƠNG I VĂN HỌC TRƯỚC TẦN
    1 – KHÁI QUÁT
    Trung Quốc có một nền văn học phong phú đặc sắc vào bậc nhất trên thế giới.
    Văn học dân gian Trung Hoa thời cổ đại chắc chắn rất phong phú nhưng chỉ số ít còn
    giữ được đến ngày nay, trong số đó có một số ghi trong sách cổ hoặc các đồ vật cổ. Tiêu biểu
    nhất trong kho tàng thơ ca cổ đại là tập Kinh Thi gồm khoảng 300bài thơ cóvị trí đặc biệt
    trong nền văn học và giáo dục Trung Quốc.
    Thần thoại và truyền thuyết được ghi trong sách cổ cũng là văn học truyền miệng trong
    thời kì xã hội thị tộc. Nội dung được ghi chép thường đơn giản. Sau này, đọc các bản phóng
    tác của nhà văn hiện đại thìcâu chuyện phong phú kỳ thú hơn. Ví dụ các truyện Nữ Oa vá trời,
    Hậu Nghệ bắn mặt trời, Hằng Nga lộng nguyệt, Tinh Vệ lấp biển, Ngưu lang Chức nữ, vua Vũ
    trị thủy .v.v . Thần thoại Trung quốc tìm cách giải thích các hiện tượng tự nhiên, như mặt trời,
    mặt trăng mây gió đến cây cỏ, chim muông. Ðặc biệt những truyện nói về nguồn gốc trái đất và
    muôn loài đã được hư cấu thật tài tình. Gạt bỏ những chi tiết hoangđường, chúng ta hiểu được
    gần đúng tình cảnh người thời nguyên thu ỷ, ăn hang ở lỗ, dần dần tìm ra lửa, biết đánh cá, săn
    muông thú, trồng trọt và chăn nuôi. Thần thoại tin rằng các vị thần có công lao hướng dẫn con
    người làm được những thành công vĩ đại ấy.
    Nội dung truy ền thuyết thì gần gũi với con người hơn. Những nhân vật như vua Hoàng
    Ðế,vua Nghiêu, vua Thuấn và vua Vũ được coi là nhân vật lịch sử có thật, được thêu dệt tô
    điểm thành huyền thoại. Ðó là những vị anh hùng không hề chịu bó tay trước thiên nhiên hung
    dữ, khắc nghiệt luôn luôn gây tai hoạ cho người. Họ có sức mạnh ghê gớm để khắc phục khó
    khăn gian khổ hoặc tranh đấu đến chết đối với các lựclượngtự nhiên tàn bạo.
    Thần thoại và truyền thuyết Trung quốc phản ánh những niềm khát vọng của người lao
    động thời đó. Họ muốn giảm nhẹ công việc nặng nhọc, tăng năng suất, sống thoải mái trong
    tình thương yêu đồng loại.
    Thần thoại truyền thuyết có ảnh hưởng rất lớn đến văn học đời sau. Khuất Nguyên nhà
    thơ thời Chiến quốc đã dùng hình ảnh thần thoại cho thơ. Các nhà thơ thời Đường như Lý
    Bạch hay dùng thần thoại, truyền thuyết để trangbị cho thơ của mình m ột không khí lãng
    mạn, phóng khoáng, LýThương Ẩn, Ðỗ Mục cũng thường nhắc đến Hằng Nga, Chức Nữ
    tượng trưng cho người đẹp xa vời. Còn trong tiểu thuyết cổ điển như Tây Du ký, Phong thần
    diễn nghĩa, Liêu Trai chí dị, tác gi ả cũng sử dụngbút pháp thần thoại truyền thuyết.
    2. THẦN THOẠI TRUNG QUỐC 中国神话
    1. Nhóm thần tạo lập vũ trụ
    Chống màn trời Bàn Cổ làm vũ trụ
    hoá thân thành sông núi cỏ cây
    Từ một quả trứng vũ trụ trong cái khối không gian hỗn độn, đen ngòm, nở ra thần Bàn
    Cổ. Ngồi dậy, vớ chiếc rìu, Bàn Cổ chém vào khoảng mù mờ trước mặt, gây chấn động lớn.
    Những chất trong suốt, nhẹ bốc lên thành bầu trời. Những chất đục, cặn, nặng lắng dần xuống
    thành mặt đất. Thế là vũ trụ đã chia ra Trời và Ðất .
    Bàn Cổ lấy thân mình chống giữ, đầu đội trời, chân đạp đất. Khi đất và trời đã vững
    chắc, ổn định, Bàn Cổ ngã ra chết, thân thể và khí lực hoá thành tất cả những sự vật, hiện
    tượng của thế giới như sét, gió, mây, mưa, mặt trời, mặt trăng, núi non, sông hồ, các vì sao,
    cây cỏ hoa lá tới các loại kim thuộc đá quí .
    Bàn Cổ là vị thần khai thiên lập địa, còn có tên khác: Bàn Hồ , Bàn Vương
    2. Nhóm các hoàng đế đầu tiên
    Gọi là Tam hoàng gồm các vua Phục Hy, Hoàng Ðế và Thần Nông.
    a . Phục Hy: còn có tên Thái Hạo. Vợ là bà Nữ Oa .
    Phục Hy tiếp tục công việc của Bàn Cổ là kiến tạo mặt đất (chủ yếu ở phương Ðông).
    Theo truyền thuyết, ông là nhà triết học đầu tiên của thời cổ đại Trung Hoa, đã vạch ra bát
    quái (tám quẻ) miêu tả cấu trúc thế giới và qui luật vận động của nó:
    Càn (trời), Khôn (đất), Ly (lửa), Khảm (nước),
    Cấn (núi non),Chấn (sấm sét), Tốn (gió), Đoài (đồng, kim loại),
    Phục Hy chế tạo cây đàn 50 dây giao cho thần Tố Nữ (thần ca nhạc) biểu diễn giải trí
    cho các thần linh.
    Phục Hy vàNữ Oa vốn là anh em ruột. Vì nạn hồng thuỷ, hai người cùng trú ẩn trong
    một quả bầu. Sau phải lấy nhau để giữ nòi giống. Người xưa gọi là ông Hồ lô và bà Hồ lô (hồ
    lô: quả bầu) .
    Có thuyết khác cho rằng Phục Hy chính là ông Tứ Tượng (tứ tượng là con cái của Âm
    và Dương, gồm 4 thành tố: Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm). Tứ Tượng và Nữ
    Oa còn gọi là hai thần Ðực và Cái (ở vùng Tây bắc Việt Nam, người dân gọi là Ông Ðùng,
    Bà Ðà).
    b. Vua Thần Nông
    Thần Nông là thiên đế cai quản phương nam (còn có tên là Viêm đế hoặc Xích đế-nghĩa là vua xứ nóng). Vị thần này hình người đầu trâu, tìm ra ngũ cốc, khai sáng nghề nông.
    Thần Nông đặt ra chợ búa, dạy dân trồng các cây thuốc chữa bệnh. Thần đã chết vì tự
    nguyện nếm các loại lá thuốc nên rủi ro bị ngộ độc.
    Thần thoại Việt Nam đã coi Thần Nông là thuỷ tổ của các vua Hùng (dòng họ Hồng
    Bàng). Ðến nay cũng chưa có kết quả nghiên cứu nào bác bỏ hoặc thừa nhận mối quan hệ đó.
    Quan niệm này do người Việt lưu truyền từ trước khi nền văn hoá Hán lan tràn và áp đặt vào
    nước ta (Có thể công nhận nguồn gốc chung của dân tộc Việt và dân tộc Trung Quốc trộn
    huyết với gốc Ðông Nam Á, nhưng không thể đơn giản cho rằng các vua Hùng có dòng dõi
    Trung Hoa).
    Lại có nhiều thuyết khác về Tam hoàng như:
    a. Thiên hoàng, Ðịa hoàng và Nhân hoàng
    b. Thiên hoàng, Ðịa hoàng và Thái hoàng
    c. Phục Hy, Thần Nông và Nữ Oa
    3 . Ngũ Ðếgồm: Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Ðế Cốc, Nghiêu và Thuấn .
    Nhìn chung, sở dĩ có nhiều thuyết khác nhau về Tam hoàng và Ngũ Ðế là do các dân
    tộc khác nhau ở lục địa Trung Hoa rộng lớn đều muốn xác định thuỷ tổ là người (thần) ở xứ
    mình.
    Thần thoại Trung Quốc còn có nhiều chuyện kể về vợ, con, cháu, chắt của Tam hoàng,
    Ngũ Ðế với nhiều dị bản khác nhau (Xin đọcThần thoại Trung Quốc Giáo sư Ðinh Gia
    Khánh biên soạn,Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1994) .
    4 . Nhóm thần cải tạo thiên nhiên và xây dựng cuộc sống
    Truyện Khoa Phụ đuổi mặt trời”, vị thần chống hạn hán, chết khát trước khi sắp tìm
    ra m ột đầm nước.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Hồ Sĩ Hiệp. Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại. NXB Tổng hợp Đồng
    Nai, 2007.
    2. Hồ Sĩ Hiệp. Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới. NXB Đại học Quốc
    Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
    3. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh. Văn học sử Trung Quốc, tập 3. Người dịch:
    Phạm Công Đạt, NXB Phụ nữ, 2000.
    4. Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2. Đại Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc,
    nhiều tác giả biên soạn. Người dịch: Bùi Hữu Hồng. NXB Thế Giới ấn hành năm 2000.
    5. Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2. Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã
    hội Trung Quốc. Nhiều người dịch. NXB Giáo dục 1997.
    6. Thái Nguyễn Bạch Liên. Tuyển tập truyện ngắn Trung Quốc Thời đại ảo. NXB
    Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
    7. Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại. Người dịch: Đào Văn Lưu, Nguyễn Thị Hoài
    Thanh. NXB Văn hoá Thông tin, 2003.
    8. Diêu Đại Lương (chủ biên). Đương đại Trung Quốc văn học, NXB Sư phạm Quảng
    Tây, 1993. Nhiều người dịch.
    9. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo. Lịch sử Văn học Trung
    Quốc, tập 2. NXB Đại học sư phạm 2002.
    9. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ. Văn học Trung Quốc, tập 2. NXB Giáo dục,
    1998.
    10. Vương Thiết Tiên, Dương Kiếm Long, Vương Khắc Cường, Mã Di Lỗ, Lưu Đĩnh
    Sinh. Hai mươi năm văn học thời kì mới, NXB Giáo dục Thượng Hải, 2001. Người
    dịch: Nhiều người dịch.
    11. Băng Tâm nữ sĩ và tập thơ Phồn tinh, Phùng Hoài Ngọc biên dịch, ĐHAG nghiệm
    thu và lưu hành nội bộ 2009
    12. Tuyển tập Cao lương đỏ. Người dịch: Lê Huy Tiêu. NXB Lao động, 2007
    13. Lương Duy Thứ. Bài gi ảng Văn học Trung Quốc. NXB Đại học Quốc Gia Thành
    phố Hồ Chí Minh, 2002.
    14. Truyện ngắn Giả Bình Ao. Nhi ều người dịch. NXB Công an nhân dân, 2003.
    15. Từ điển văn học (Bộ mới). NXB Thế Giới, 2004.
    16. Mạc Ngôn và những lời tự bạch. Nguyễn Thị Thại dịch.NXB Văn học, 2004.
    17 Báu vật của đời , Mạc Ngôn, Trần Đình Hiến dịch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...