Luận Văn Văn học là một loại hình nghệ thuật

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn học là một loại hình nghệ thuật


    MỞ ĐẦU
    Tính độc đáo của mỗi loại hình nghệ thuật là do tính chất của các phương tiện vật chất dùng để Xây dựng hình tượng trong loại hình.Văn học nghệ thuật là một nghệ thuật ngôn từ; yếu tố vật chất mang hình tượng của nó là lời nói của con người mà cơ sở là Ngôn ngữ của một Dân tộc nhất định.Ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp, chức năng quan trọng nhất là giao tiếp giữa người với người. Nhờ Ngôn ngữ mà người ta biểu hiện tình cảm và truyền cảm với người xung quanh, thông tin đến vơi nhau.Tất cả các bình diện này của ngôn ngữ đều được vận dụng vào sáng tạo nghệ thuật.Chúng mở ra cho Văn học những nhận thức_thẩm mỹ cực kì rộng lớn và hoàn toàn độc đáo.

    1. Các khả năng nghệ thuật của lời nói:

    Các nhà nghiên cứu lí luận co nhiệm vụ là nghiên cứu khả năng của Ngôn ngữ đối với sáng tác của nhà văn. Nhà ngữ Văn học A.A.Potebnia người Nga cuối thế kỉ XIX trong cuốn Tư tưởng và Ngôn ngữ và ghi chép về lí luận ngôn từ khẳng định: “ Nguyên tố nghệ thuật nằm ngay trong bản thân ngôn ngữ, nằm trong sự vận động và Phát triển không ngừng của nó ”. Potebnia đã đối lập nghệ thuật ngôn từ ( thơ ca ) với lời nói ( văn xuôi ).Ông xem phẩm chất chủ yếu của thơ ca là tính đa nghĩa của từ là đặc biệt là tính bóng gió. Ông nhấn mạnh từ và nhóm từ được dùng với nghĩa bóng không chỉ là sự trtang sức đơn giản của lời nói nghệ thuật mà thực chất là của thơ.

    Học thuyết của Potebnia đã rọi sáng vào thuộc tính quan trọng của nghệ thuật ngôn từ. Tính đa nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật là một trong những cội nguồn chủ yếu của tính hình tượng. Đồng thời tính hình tượng của ngôn từ nhà văn cũng phải được tạo ra bằng nghĩa bóng .Ngôn từ trong tác phẩm nghệ thuật đã tái hiện các sự kiện hành động, cảm thụ cá biệt .Chẳng hạn trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao, lúc đầu Nam Cao đặt tên cho thiên truyện ngắn của mình là Tiên sư thằng Tào Tháo, sau lai đổi thành Đôi mắt. Tác phẩm được kết thúc bằng tiếng chửi yêu, đầy thán phục của nhân vật Hoàng khi nghe vợ đọc Tam Quốc ở cái đoạn Tào Tháo đánh Quan Công: “ Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư thằng Tào Tháo! ”. Lúc đầu có lẽ tác giả đặt thiên truyện là Tiên sư thằng Tào Tháo là do ông nhận ra cái độc đáo của câu kết xuất thần này. Nhưng sau đó khi đã ngẫm nghĩ lại, như chính Nam Cao đã viết trong nhật kí, ông “đặt cho nó cái tên giản dị và đúng đắn hơn, Đôi mắt.”
     
Đang tải...