Luận Văn Văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH . 1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài: . 3
    2. Lịch sử vấn đề: . .3
    3. Mục tiêu của đề tài: . .4
    4. Phương pháp nghiên cứu: 4

    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC
    1.1 Khái niệm văn học 8X – Trung Quốc 6
    1.1.1 Khái niệm thuật ngữ 8x: . .6
    1.1.2 Văn học 8X Trung Quốc: . 6
    1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc 7
    1.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện: 7
    1.2.1.1 Bối cảnh văn học: . . .7
    1.2.1.2 Bối cảnh xã hội: . . 9
    1.2.2 Sự vận động của dòng văn học 8X Trung Quốc: .10
    1.2.2.1 Giai đoạn manh nha: 10
    1.2.2.2 Giai đoạn văn chương 8X nở rộ trên văn đàn Trung Quốc: .10
    1.2.2.3 Giai đoạn định hình: .11
    CHƯƠNG 2: CÁC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC ĐÃ ĐƯỢC GIỚI THIỆU Ở VIỆT NAM
    2.1 Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản ở Việt Nam .13
    2.1.1 Các nhà văn 8X Trung Quốc và tác phẩm tiêu biểu: 13
    2.1.1.1 Nhà văn 8X Quách Kính Minh: .14
    2.1.1.2 Nhà văn Trương Duyệt Nhiên: 18
    2.1.1.3 Nhà văn 8X Xuân Thụ và tác phẩm Búp bê Bắc Kinh: . 22
    2.1.1.4 Nhà văn mạng Tào Đình – Bảo Thê: . .23
    2.1.2 Đánh giá chung về giá trị văn học của các tác phẩm văn học 8X Trung Quốc: 25
    2.1.2.1 Giá trị nội dung: . .25
    2.1.2.2 Giá trị nghệ thuật: . 25
    2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc .26
    2.2.1 Cảm hứng chính là tư tưởng “lánh loại” (linglei) - khác người: 26
    2.2.1.1 Tìm hiểu khái niệm mới “Lánh loại” (Linglei-另类): . 26
    2.2.1.2 Văn học "linglei": 27
    2.2.1.3 Biểu hiện của tư tưởng này trong tác phẩm của các nhà văn 8X: . 28
    2.2.2 Sự phá cách trong phong cách và nghệ thuật sáng tác so với dòng văn học truyền thống Trung Quốc: 36
    2.2.2.1 Về phong cách sáng tác: . .36
    2.2.2.2 Về nghệ thuật sáng tác: 38

    2.2.3 Chủ đề chính trong sáng tác của các nhà văn 8X Trung Quốc : .40
    2.2.4 Phương tiện xuất bản: 41

    CHƯƠNG 3: VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC VỚI VĂN HỌC 8X VIỆT NAM
    3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam .43
    3.1.1 Quá trình tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam: 43
    3.1.1.1 Giai đoạn làm quen với các tác phẩm 8X: 43
    3.1.1.2 Giai đoạn văn học 8X Trung Quốc được tiếp nhận: . 44
    3.1.1.3 Vai trò quan trọng của các dịch giả trẻ trong việc giới thiệu dòng văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam: . .45
    3.1.2 Đánh giá của độc giả Việt Nam về văn học 8X Trung Quốc: 46
    3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam 49
    3.2.1 Những điểm tương đồng: .49
    3.2.1.1 Chủ đề sáng tác: .49
    3.2.1.2 Phong cách: .50
    3.2.1.3 Ngôn ngữ: 51
    3.2.1.4 Phương tiện quảng bá: 51
    3.2.2 Những điểm dị biệt: .52

    KẾT LUẬN: 54
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1
    BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT 4



    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

    Công trình được chia làm 3 chương. Lần lượt đi giải quyết các vấn đề cơ bản về dòng văn học 8X Trung Quốc đang được bàn luận nhiều ở Trung Quốc trong thời gian gần đây. Dựa vào nguồn tư liệu gồm các tác phẩm của các nhà văn 8X được dịch và xuất bản ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu trên báo, mạng, sách và các nguồn tư liệu khác.Nội dung được triển khai như sau:
    Chương 1: Khái quát về văn học 8X Trung Quốc:
    Chương đầu tiên đi vào tìm hiểu khái niệm cơ bản của dòng văn học 8X Trung Quốc và quá trình hình thành dòng văn học này.
    1.1 Khái niệm văn học 8X – Trung Quốc
    Phần này chúng tôi trình bày và lý giải những khái niệm cơ bản về dòng văn học 8X Trung Quốc. Đó là những khái niệm được hiểu về dòng văn học này ở Trung Quốc và Việt Nam. Phần này giúp có được hiểu biết cơ bản về dòng văn học mới này.
    1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc
    Quá trình hình thành dòng văn học mới này cũng được công trình đi khảo sát cụ thể thông qua hoàn cảnh xuất hiện và sự vận động theo thời gian của dòng văn học này.
    Qua chương này công trình giúp có được cái nhìn ban đầu tổng quan về dòng văn học đang được quan tâm này của Trung Quốc.
    Chương 2: Các tác giả và tác phẩm văn học 8X Trung Quốc đã được giới thiệu ở Việt Nam:
    Đây là chương quan trọng của công trình, chúng tôi đi sâu vào khảo sát đối tượng mà công trình nghiên cứu.
    Chương này được phần làm 2 mục lớn cụ thể là:
    2.1Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản ở Việt Nam
    Ở mục này công trình tiến hành khảo sát và đánh giá về các tác giả của dòng văn học 8X Trung Quốc có sách dịch và xuất bản ở Việt Nam cùng tác phẩm của họ. Công trình cũng đề cập đến các tác giả 8X khác thuộc dòng văn học này cũng đang được chú ý ở Trung Quốc.
    2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc
    Mục này công trình khái quát những đặc điểm chính của dòng văn học 8X Trung Quốc biểu hiện qua các tác phẩm của họ, đi sâu vào tìm hiểu từng đặc điểm này để có cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về đối tượng nghiên cứu. Tìm hiểu những đặc điểm của dòng văn học 8X Trung Quốc nhằm thông qua đó có cơ sở bước đầu nhận định về giá trị của các tác phẩm thuộc dòng văn học này.
    Chương 3: Văn học 8X Trung Quốc với văn học 8X Việt Nam:
    Ở chương này công trình đi tìm hiểu về sự tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam.
    3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam
    Sự tiếp nhận được đánh giá khách quan trong mối tương quan giữa hai nền văn học và thông qua việc khảo sát một bộ phận độc giả Việt Nam. Quá trình tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam được khảo sát theo diễn biến thời gian, qua đó cho thấy sự quan tâm của độc giả Việt Nam và sức thu hút của dòng văn học này.
    3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam
    Trong chương này chúng tôi cũng đi so sánh một cách khách quan giữa văn học 8X Trung Quốc và văn học 8X Việt Nam hiện nay. Công trình nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dòng văn học của các tác giả cùng thế hệ của hai nền văn học. Từ đó, có thể giúp rút ra cho văn học trẻ nước nhà những bài học bổ ích.






    MỞ ĐẦU:

    1. Lý do chọn đề tài:
    Có thể nói nền văn học đương đại Trung Quốc hiện nay không chỉ nhận được sự quan tâm ở khu vực mà còn được cả thế giới đọc và biết đến. Đặc biệt là ở Phương Tây đã quan tâm tìm hiểu nền văn học Trung Quốc cả cổ đại lẫn hiện đại. Sau "Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc" (1976) thì giới văn nghệ Trung Quốc xúc tiến xây dựng nền văn học nghệ thuật nước nhà theo hướng đổi mới, hay còn gọi là văn học thời kỳ mới.
    Văn học thời kỳ mới phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của khá nhiều trường phái và trào lưu. Đặc biệt vào thập niên 90 đã xuất hiện trào lưu văn học của thế hệ sinh sau chiến tranh. Trong đó có cả những người sinh vào thập kỷ 80 – sau này dòng văn học này được gọi chung là dòng văn học 8X. Sự phát triển của dòng văn học này khá mạnh thậm chí còn lấn át cả độc giả của các dòng văn học khác ở Trung Quốc. Các tác phẩm được dịch và xuất bản trên thế giới gây tiếng vang lớn cho văn học Trung Quốc. Một số tác phẩm của các nhà văn thế hệ 8X này cũng được dịch và xuất bản ở Việt Nam và có sự ảnh hưởng nhất định đến độc giả Việt Nam. Chúng tôi chọn đối tượng là dòng văn học 8X Trung Quốc đang thịnh hành vì những nguyên do đó.
    2. Lịch sử vấn đề:
    Văn học 8X Trung quốc là một dòng văn học mới xuất hiện tại Trung quốc và mới chỉ được biết đến ở Việt Nam qua một số bản dịch trong những năm gần đây. Chính vì vậy nó chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng ở Việt Nam. Vào thời điểm dòng văn học này mới du nhập vào Việt Nam với việc xuất bản hàng loạt tác phẩm của các tác giả 8X Trung Quốc cũng là thời điểm dòng văn học này đang ở giai đoạn đỉnh điểm nhất với hàng ngàn tác giả cũng như hàng ngàn đầu sách được xuất bản ở Trung Quốc. Nó đã bắt đầu được chú ý ở khu vực và trên thế giới với nhiều bản dịch các tác phẩm ra các ngôn ngữ khác nhau. Các nhà xuất bản ở Việt Nam như Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Phụ nữ, Công ty sách Phương Nam, Công ty sách Bách Việt cũng bắt đầu giới thiệu các tác phẩm đó đến với đông đảo độc giả Việt Nam. Và đồng thời cũng có một số chuyên gia văn học thể hiện sự quan tâm của mình đối với dòng văn học này.
    Ban đầu có nhiều nguồn ý kiến đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau về những tư tưởng mới được truyền đạt thông qua những tác phẩm thuộc dòng văn học này.
    Nhìn chung có hai luồng ý kiến, luồng ý kiến thứ nhất ra sức phê phán sự nổi loạn trong tư tưởng của các tác giả 8X Trung Quốc, luồng ý kiến thứ hai nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn cho rằng đó là sự phản ánh những thay đổi về tư tưởng của thế hệ trẻ Trung Quốc trên sự tác động của xã hội Trung Quốc hiện đại. Thế hệ trẻ Trung Quốc muốn thể hiện bản lĩnh và sự năng động của mình trong xã hội hiện đại có nhiều biến động. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đánh giá văn học 8X Trung Quốc theo hướng này tiêu biểu trong đó có nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, nhà nghiên cứu Trần Minh Sơn Trong những lời giới thiệu các tác phẩm của các tác giả thuộc dòng văn học này nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã thể hiện quan điểm đánh giá tích cực của mình dựa trên những lí luận khoa học của một nhà chuyên môn có kiến thức sâu rộng. Ngoài ra còn có nhiều bài báo trên các báo, tạp chí, website, diễn đàn văn học có đề cập với mức độ chuyên sâu khác nhau về vấn đề văn học này. Tuy nhiên phần đông các nhà nghiên cứu chỉ đi tìm hiểu một khía cạnh nào đó của dòng văn học này bằng cách đánh giá phân tích riêng rẽ từng vấn đề mà chưa có sự hệ thống toàn bộ các bản dịch tác phẩm tại Việt Nam để rút ra những kết luận chung nhất. Đồng thời cũng chưa có sự so sánh đối chiếu một cách khách quan với văn học 8X Việt Nam trên phương diện tương tác lẫn nhau giữa hai dòng văn học này.
    Ở nước ngoài, đặc biệt là trong giới nghiên cứu văn học và học giả Trung Quốc đều đánh giá cao những giá trị tư tưởng mà các tác phẩm của các tác giả trẻ đề xuất. Tuy nhiên ngay chính giới văn học Trung Quốc cũng không phải đồng nhất ý kiến về vấn đề này. Đáng chú ý trong đó là những bài viết của nhà nghiên cứu Ngô Tuấn đã đuợc dịch ra tiếng Việt cùng nhiều nhận định được phát biểu lẻ tẻ của các nhà văn lớp trước của Trung Quốc được ghi nhận.
    Trên đà văn học 8X Trung Quốc đang có nhiều thay đổi nghiên về phía nâng cao giá trị nghệ thuật cao hơn khiến giới học giả Việt Nam, Trung Quốc cũng như trên thế giới ngày càng quan tâm nghiên cứu về dòng văn học này nhiều hơn.
    3. Mục tiêu của đề tài:
    Tìm hiểu về dòng văn học mới của nước ngoài, cụ thể là một dòng văn học hiện đại mới xuất hiện ở Trung Quốc trong những năm gần đây - dòng văn học 8X Trung Quốc cùng với những tư tưởng sáng tác mới của dòng văn học này thông qua những bản dịch tác phẩm và tư liệu nghiên cứu về dòng văn học này ở Việt Nam. Vì nhiều lý do khách quan nên công trình chỉ đi vào tìm hiểu văn xuôi 8X Trung Quốc chứ không khảo sát phần thơ.
    Mục đích của việc tìm hiểu về dòng văn học này nhằm giúp độc giả Việt Nam có được sự tiếp cận gần hơn với một khía cạnh của văn học Trung Quốc đương đại. Từ đó đánh giá khách quan và khoa học hơn về dòng văn học 8X Trung Quốc đang gây nhều tranh cãi trong giới phê bình, học thuật ở Việt Nam cũng như trong khu vực. Đồng thời đánh giá được sự ảnh hưởng của dòng văn học này ở Việt Nam.
    Đề tài đi vào tìm hiểu cụ thể sáng tác của một số nhà văn 8X tiêu biểu của Trung Quốc có sách dịch ở Việt Nam để thấy được những đặc điểm lớn của dòng văn học này. Từ đó đem so sánh một cách khách quan giữa văn học 8X Việt Nam và văn học 8X Trung Quốc. Qua sự so sánh một cách khách quan này có thể giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá lại nền văn học trẻ, đặc biệt là văn học 8X- Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu cho văn học trẻ nước nhà.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Do đây là một vấn đề văn học còn mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của các chuyên gia học giả ở Việt Nam nên để thực hiện đề tài này chúng tôi đã phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong nghiên cứu văn học nói riêng. Cụ thể bao gồm những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:



    a. Các phương pháp chung:
    Phương pháp lịch sử - xã hội: phương pháp này được chúng tôi vận dụng để khảo sát bối cảnh lịch sử xã hội và bối cảnh văn học của sự xuất hiện và hình thành dòng văn học 8X, diễn tiến sự vận động và phát triển của dòng văn học này một cách đầy đủ nhất.
    Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng nhằm giúp có cái nhìn tổng quan và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi áp dụng phương pháp này nhằm khảo sát và tổng hợp các nguồn tư liệu, tài liệu liên quan đến đối tượng được nghiên cứu trong công trình.
    b. Các phương pháp chuyên ngành:
    Phương pháp phân tích - phân tích thi học: Đây là phương pháp chuyên ngành hỗ trợ nhiều nhất trong quá trình thực hiện công trình. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích và rút ra những đặc điểm quan trọng nhất về nội dung và nghệ thuật của dòng văn học 8X Trung Quốc. Đồng thời cũng đánh giá được khách quan những đặc điểm hạn chế của dòng văn học này.
    Phương pháp đối chiếu, so sánh văn học: Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong chương 3 của công trình nhằm đối chiếu và so sánh mối tương quan giữa văn học 8X Trung Quốc và văn học 8X Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...