Tiểu Luận Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích luận điểm sau: “Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội”

    I. Mở đầu.
    Phát triển là xu thế chung tất yếu của cả nhân loại trong thời đại ngày nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mình, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự gia tăng về vật chất, gia tăng kinh tế, thay đổi đời sống của nhiều quốc gia, dân tộc bằng máy móc, khoa học và cơ chế kinh tế thị trường. Nhưng cùng với đó, con người cũng phải chính mình gánh chịu những hệ lụy đi cùng với sự phát triển đó. Môi trường sống tự nhiên bị hủy hoại, bệnh tật và tội ác ngày càng gia tăng cả về lượng và chất, phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt, và hơn cả là những mất mát các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và sự biến thái của nhân cách con người. Thực tiễn đó buộc nhân loại phải xem xét lại con đường phát triển và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong buổi phát động “Thập kỉ thế giới văn hóa về phát triển” vào ngày 21/01/1988 tại, ông Pereg de Cullar, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã phát biểu: “Phát triển có nghĩa là thay đổi, nhưng thay đổi không phải sẽ tạo nên sự cách biệt mà nó sẽ tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân. Điều đầu tiên và trên hết, sự thay đổi phải mang lại cuộc sống phồn vinh và có chất lượng, được mỗi cộng đồng chấp nhận Đây là định nghĩa và ý nghĩa của phát triển, sẽ được khởi đầu và truyền bá bởi văn hóa”.

    II. Bàn luận về vấn đề.
    1. Định nghĩa khái niệm văn hóa và phát triển.
    a. Khái niệm văn hóa.
    Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, có đối tượng nghiên cứu đa dạng, gồm nhiều ngành khoa học nghiên cứu như nhân loại học, dân tộc học, xã hội học, triết học, Và tính đến nay, đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Có thể đưa ra một vài định nghĩa như sau:
    Theo Thai-lơ thì: “Văn há là toàn bộ phức thể gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán, những khả năng khác mà con người có được với tư cách là một thành viên xã hội”
    Quan điểm của Mác về văn hóa đã chỉ ra được nguồn gốc cũng như bản chất của văn hóa: “Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản chất người tức là mức độ tự nhiên được con ngời khai thác cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người”.
    Trên quan điểm mục đích lí luận, chức năng luận, chỉ ra nguồn gốc, bản chất, những thành tố cơ bản của văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, những phương tiện phục vụ cho việc ăn, mặc, ở, đi lại và cách thức sử dụng. Tất cả những phát minh, sáng tạo ấy là văn hóa”.
    Nói một cách chung nhất, thì văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng loài người. Văn hóa được sáng tạo bởi con người với mục đích vì sự tiến bộ của loài người. Văn hóa vừa là một khái niệm chỉ thuộc tính loài người, vừa là khái niệm chỉ trình đô và chất lượng sống của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội. Văn hóa được biểu hiện sinh động và đa dạng trong những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể và đặc biệt là biểu hiện trong nhân cách, lối sống, nếp sống của cộng đồng xã hội, trong cách ứng xử của con người với tự nhiên, với xã hội và với bản thân mình. “Văn hóa là tất cả những gì còn lại khi những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”(Edouard Herriot)
    b. Định nghĩa khái niệm phát triển.
    - Phát triển là sự thay đổi hướng tới con gnười, hướng tới xã hội, làm tăng phẩm chất người và tính đa dạng xã hội, “tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân”.
    - Phát triển hướng tới sự công bằng “không phải sẽ tạo nên sự cách biệt” gắn với sự tiến bộ xã hội.
    - Phát triển gắn phải phù hợp với đặc điểm, trình độ của mỗi cộng đồng. Nó mang tính đa dạng, nhân văn, nhân bản.
    - Phát triển gắn với vai trò của văn hóa “sẽ được khởi đầu và truyền bá bởi văn hóa”.
    2. Mối liên hệ giữa văn hóa với sự phát triển của kinh tế xã hội.
    2.1. Văn hóa là động lực của sự phát triểnNhững nguồn lực tác động đến sự phát triển kinh tế bao gồm các nguồn lực về: khoa học công nghệ, nhân lực – lao động, nguồn vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực bên ngoài. Bốn nguồn lực này đều có yếu tố văn hóa và đều liên quan đến văn hóa. Trong đó con người là nhân tố có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
    Nói đến con người chính là nói đến văn hóa. Vì con người là chủ thể của văn hóa, cũng là kết quả và là vật mang của văn hóa. Toàn bộ các giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất và năng lực tinh thần của của con người. Kĩ thuật là kết tinh trí tuệ, kinh nghiệm và sáng tạo của con người. Mỗi một nên văn hóa cũng sẽ có những kĩ thuật đặc trưng, sản phẩm đặc trưng cho nền văn hóa của mình. Đó chính là lí do vì sao có sự đa dạng về ngành nghề. Chẳng hạn như các vùng miền gần biển thì sẽ có phương thức sinh hoạt, kĩ thuật sản xuất phù hợp với điều kiện vùng biển mà các vùng khác không có như: đan lưới đánh cá, làm thuyền, làm muối, làm mắm, chế biến các loại thủy hải sản bằng sự kết hợp hài hòa giữa tri thức và kinh nghiệm. Văn hóa có khả năng tiếp thu và cải biên những yếu tố văn hóa ngoại sinh để biến thành nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị ưu việt của dân tộc. Văn hóa sẽ giải phóng và nhân lên mọi tiềm năngn sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà trước hết là kinh tế. Như vậy, kinh tế không bao cấp 1 chiều cho văn hóa mà văn hóa còn trở thành nguồn dinh dưỡng vô tận cho kinh tế. F.Mayor nhấn mạnh: “Phải coi văn hóa là động lực, là nền tảng của sự phát triển”. Văn hóa phải là cái đi trước. Văn hóa phải bao gồm toàn bộ sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần để quyết định phương hướng vận động của cả xã hội.
    2.2. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển.
    Về trình độ phát triển xã hội, thì văn hóabiểu thị trình độ phát triển lịch sử nhất định của một xã hội, sức sáng tạo và năng lực của con người trong xã hội ấy, biểu hiện trong các kiểu và các hình thức tổ chức xã hội cũng như các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Con người ta chủ trương xây dựng xã hội hướng tới sự phát triển hài hòa ở trình độ cao giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên là hướng tới một xã hội văn hóa – văn minh. Đó cũng là biểu hiện trình độ văn hóa của xã hội và như thế văn hóa là mục tiêu của xã hội mà ta muốn xây dựng. Theo UNESCO thì: “Phân tích đến cùng sự phát triển của xã hội thì sự phát triển của văn hóa và sự thăng hoa của văn hóa là đỉnh cao của sự phát triển”.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, người ta mới sáng tạo ra văn hóa”. Mục đích tự thân, tối thượng của văn hóa hướng tới con người. Ở đó con người sống có văn hóa, có điều kiện phát triển hết mọi năng lục nhân tính của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn chủ nghĩa công sản thực hiện được, con người phải được phát triển hết năngn lực của mình”.
    III. Kết luận
    Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội không phải chỉ là sự trợ giúp, là phương tiện mà cao hơn thế nữa là mục tiêu, là động lực của sự ohát triển áya. Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lưu ý rằng: “Kinh tế không tự phát triển nếu thiều nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa kinh tế với văn hóa là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất”. Trong phát triển kinh tế - xã hội với mối liên hệ của con người – văn hóa – kinh tế, lấy văn hóa làm nền tảng là mục tiêu, là động lực cũng là như vậy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...