Thạc Sĩ Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Việt Nam tự ngàn xưa vẫn được coi là một nước có truyền thống văn hoá, văn hiến rất đáng tự hào. Đó là một nền văn hoá vô cùng phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các thành tố cấu thành nền văn hoá phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc ấy, không thể không nói đến văn hoá làng- nét đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hoá Việt Nam.
    Như chúng ta đã biết, làng là một khối quần cư ở nông thôn, làm thành một đơn vị đời sống riêng biệt. Làng không chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính mà còn lưu giữ rất nhiều những giá trị văn hoá cổ truỳên. Trong đời sống của làng, một thế giới biểu tượng đã ra đời, ghi dấu một đời sống tinh thần vô cùng phong phú của người dân từ xa xưa. Đồng thời, chính nó cũng đã góp phần làm nên bản sắc riêng của văn hoá làng. Trong cái tổng thể của văn hoá làng quê bình dị ấy, mái đình- giếng nước- cây đa không đơn giản chỉ là những hình ảnh quen thụôc của mỗi làng, mỗi xóm mà chính là những biểu tượng văn hoá truyền thống của tính cộng đồng mang đậm vẻ đẹp tâm hồn dân tộc.( Theo GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là mái đình, giếng nước, cây đa, còn biểu tượng truyền thống của tính tự trị là luỹ tre - rặng tre bao kín quanh làng).
    Dưới đây là những ý nghĩa cụ thể của bộ ba biểu tượng cây đa- giếng nước- sân đình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...