Tiểu Luận Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI
    VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

    I. PHẦN MỞ ĐẦU


    Từ khi ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc cho đến nay, Đảng ta luôn xác định, văn hoá là một lĩnh vực rất quan trọng, xây dựng một nền văn hoá dân tộc, hướng văn hoá vào phục vụ có hiệu quả sự nghiệp cách mạng là một vấn đề có tính chất chiến lược, một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng. Do vậy, trước những bước ngoặt của lịch sử dân tộc, Đảng ta đã kịp thời đề ra những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, đưa ra những chủ trương, chính sách để lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam. Với chiều dài hơn 4000 năm lịch sử nền văn hóa Việt Nam đã để lại cho hậu thế và nhân loại những giá trị vô cùng quý báu, chính vì vậy vấn đề làm thế nào để xây dựng nền văn hóa nước ta vừa tiên tiến mà đậm đà bản sắc dân tộc luôn là mục tiêu quan trọng trong đường lối của Đảng trước thời buổi hội nhập.

    II. NỘI DUNG
    1. Văn hóa là gì?

    Theo nghĩa rộng thì văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Còn theo nghĩa hẹp, văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội, là hệ giá trị, là truyền thống, lối sống, là năng lực sáng tạo của dân tộc, là bản sắc của dân tộc, là cái để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.
    2. Nền văn hóa tiên tiến
    Theo Đảng ta, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn xã hội tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển của con người và xã hội. Văn hoá thể hiện trình độ của con người qua những mối quan hệ xã hội, các phương tiện mà con người sử dụng để cải biến tự nhiên, cải biến xã hội, hoàn thiện bản thân theo hướng tiến bộ. Do đó tự bản chất văn hoá luôn bao hàm tính chất tiên tiến. Tính chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam luôn thống nhất với tính nhân loại. Bởi vì, văn hoá dân tộc là một bộ phận văn hoá nhân loại. Nên, nền văn hoá tiên tiến phải là nền văn hóa phù hợp với quá trình vận động của lịch sử, góp phần thức đẩy xã hội phát triển lành mạnh và bền vững. Tính tiên tiến của nền văn hóa luôn đòi hỏi phải tạo nên các giá trị cao đẹp và tiến bộ phù hợp với xu thế của thời đại.
    Thông qua các văn bản nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương V khóa VIII năm 1998 có thể khái quát nền văn hóa tiên tiến có năm đặc trưng.
    Một là yêu nước,yêu chủ nghĩa xã hội.
    Hai là mang tính nhân văn.
    Ba là mang tính dân chủ.
    Bốn là mang tính hiện đại nghĩa là tiếp thu được tinh hoa của người Việt Nam và tinh hoa văn hóa của nhân loại.
    Bước sang thời kì đổi mới, từ Đại hội IV đến Đại hội X Đảng ta đã hình thành từng bước nhận thức mới về đặc trưng của nền văn hóa mới mà chúng ta cần xây dựng trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
    Cương lĩnh năm 1991 được Đại hội VII thông qua lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (tháng 7-1998) nêu ra năm quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Thực tế cho thấy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán mục tiêu xây dựng nền văn hoá Việt Nam mới mang tính chất “tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Vì vậy, từ Đại hội VII của Đảng cho đến nay, quan điểm chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển văn hoá ở nước ta là hướng tới mục tiêu “nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đó thực sự là tư duy mới của Đảng về văn hóa và bảo đảm phù hợp với ý nguyện của nhân dân, phù hợp với xu thế của thời đại.
    Từ tầm nhìn chiến lược về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta còn khẳng định, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là quan điểm chỉ đạo nhất quán và xuyên suốt về xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
    Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện CNH - HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi huy động tối đa mọi tiềm năng vật chất, tinh thần của cả dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là động lực to lớn, yêu nước là yếu tố quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đó là nội dung tư tưởng lớn của nền văn hóa tiên tiến. Nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa kết tinh tất cả những gì tiến bộ của dân tộc và thời đại và của cả loài người. Yêu nước và tiến bộ là đặc trưng bao quát của nền văn hóa tiên tiến. Nói đến văn hóa tiên tiến không thể không nói đến hệ tư tưởng vì hệ tư tưởng chi phối quan niệm giá trị, chi phối về đạo đức, lối sống và hành vi con người. Cốt lõi của nền văn hóa tiên tiến là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là hệ tư tưởng sẽ được thẩm thấu suốt nền văn hóa mà ta đang xây dựng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...