Tiểu Luận Văn hoá và kinh doanh

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Văn hoá và kinh doanh

    Văn hoá không chỉ thể hiện ra hành vi, ai chỉ ,điệu bộ thông qua hoạt động giao lưu của con người mà còn thể hiện ở tư duy tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên Zhang Xiquang (Trung Quốc) văn hoá, theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong qúa trình hoạt động xã hội và lịch sử thực tiễn. Theo nghĩa hẹp, văn hoá là hệ tư tưởng, các hệ thống và các thể chế đi theo nó như là văn hoá, khoa học, đạo đức, triết lý .
    Mục đích cơ bản của văn hoá nhằm nuôi dưỡng và nâng cao phẩm chất, tính cách và cá tính của con người, luôn luôn hướng tới cái thiện, lòng nhân ái và cái đẹp. Văn hoá làm cho con người phát triển toàn diện.
    Chức năng cơ bản của văn hoá là tạo ra và củng cố hoà bình, hợp tác của con người với con người, bất kể sắc tộc màu da, tôn giáo, giàu nghèo giới tính, nghề nghiệp, ngôn ngữ văn hoá. Các biểu hiện về nhận thức, hành động văn hoá ở các xã hội khác nhau thì khác nhau. Mỗi một nền văn hoá đều có tính hai mặt rất phức tạp, song nó vô cùng quan trọng tới cuộc sống của con người.
    Văn hoá trong sản xuất kinh doanh là hệ thống những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong qúa trình sản xuất kinh doanh và được thể hiện trong cách ứng xử của họ đối với tự nhiên, xã hội ở một khu vực, cộng đồng nào đó.
    Theo John Kotter: ở một mức độ nhất định văn hoá kinh doanh có liên quan đến các quy chuẩn hay phong cách xử sự truyền thống của một nhóm người hình thành qua thời gian. Những quy chuẩn này không phải chỉ là những mẫu hành vi lặp đi lặp lai ta thấy ở đây có một nhóm, mà gồm các hành động được mọi người củng cố một cách vô ý thức. Văn hoá là khi có một người hành động không theo cách thông thường thì lập tức những người kia sẽ buộc người đó phải trở lại cách hành xử đã được thừa nhận.
    ở mức độ sâu sắc hơn, văn hoá kinh doanh là những giá trị mặc nhiên được chia sẻ tỏng một nhóm người, ấn định cái gì quan trọng, cái gì tốt xấu. Thường thì những giá trị này nhất quán với quy tắc nhóm. Có nghĩa là các quy tắc xử sự phản ánh các giá trị, và ngược lại các giá trị phản ánh quy tắc xử sự.
    Tuy nhiên, các giá trị và quy tắc đều vô hình, các hành động củng cố xảy ra theo tiềm thức. Vì vậy người ta không nhận biết được nền văn hoá hoặc vai trò mà con người giữ trong việc giữ gìn một nền văn hoá đặc thù.
    Trên thế giới những năm hậu bản thế kỷ XX văn hoá kinh doanh làm cản trở sự thay đổi, phát triển, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng văn hoá đã gây trở ngại cho họ trong việc tái lập, thích nghi với sự phát triển của thị trường hàng thực hiện những chiến lược kinh doanh mới.
    Ở Việt Nam một thời gian dài trước đây và cho đến cả ngày nay vẫn tồn tại ý kiến cho rằng: Văn hoá và kinh doanh là hai lĩnh vực, không những khác biệt mà còn đối lập nhau trong định hướng giá trị hành vi của con người. Vì mục đích kinh doanh là lợi nhuận còn văn hoá hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người. Vì mục đích kinh doanh là lợi nhuận còn văn hoá hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, và với cả bản thân. Như vậy làm sao có thể đưa yếu tố văn hoá vào trong kinh doanh, làm sao kêu gọi đạo đức trong nền kinh tế thị trường, nơi ngự trị quy luật cạnh tranh nghiệt ngã “không sống mống chết”, “mạnh được, yếu thua”. Không ít nhà lý luận kinh tế phương Tây đã chứng minh “Thị trường là nơi thể chế háo chủ nghĩa cá nhân, “người bán và người mua chỉ quan tâm tới lợi nhuận của mình”.
    [​IMG]

     
Đang tải...