Tiểu Luận Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Quản lý ông chủ như quản lý ông chồng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Quản lý ông chủ như quản lý ông chồng
    Người giỏi hay đi, làm sao giữ chân được họ? Đừng ràng buộc họ bằng tiền lương, chức vụ, vì những thứ này thường không có nhiều, mà phải tạo được sự liên kết bằng văn hóa doanh nghiệp”. Đó là tâm sự của ông Nguyễn Ngọc Sang, Tổng giám đốc Công ty Liksin.

    Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, môi trường làm việc ngày càng trở nên đa dạng, nên càng đòi hỏi văn hoá ứng xử phải được thiết lập bền vững.
    Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa hề chú trọng tới việc xây dựng, củng cố văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp mình. Tình trạng:" trên bảo dưới không nghe " ngày càng phổ biến . Vì vậy, các mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ xảy ra liên tiếp, nhân viên bỏ việc
    Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng.
    Thực chất của vấn đề này chính là việc quản lý lẫn nhau của cấp trên và cấp dưới: Cấp trên quản lý cấp dưới , cấp dưới quản lý cấp trên . Có như vậy công việc mới thông suốt, đạt đươc hiệu quả cao. Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới mới được cải thiện và phát triển tốt đẹp . Nhưng làm thế nào để quản lý nhân viên hiệu quả? Làm thế nào để quản lý cấp trên hiệu quả ?
    Chúng ta cùng xem xét câu chuyện sau đây về cách cư xử của một nhân viên điển hình.
    Quản lý ông chủ như quản lý ông chồngLiên là một nhân viên có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc nhưng đã rất thay đổi chỗ làm nhiều lần. Hôm nay cô vừa đưa đơn xin nghỉ việc. Về đến nhà cô buồn rầu thông báo với mẹ:
    Liên: Mẹ à, hôm nay con vừa nghỉ việc.
    Mẹ Liên: Tại sao vây?
    Liên: Vì ông chủ của con quá độc đoán.
    Mẹ Liên: Sao lần nào con nghỉ cũng cùng lí do vậy?
    Liên: Thật tiếc là hầu hết các ông chủ ngày nay đều vậy. Phần còn lại thì con chưa gặp hoặc con chưa có cơ hội tiếp xúc với họ.
    Mẹ Liên: Thế đồng nghiệp của con hành động ra sao?
    Liên: Hầu hết là im lặng hoặc bỏ đi. Có người nói đã theo thì theo đến cùng.
    Mẹ Liên: Con có bao giờ nghĩ rằng con cũng có lỗi không?
    Liên: Con không hiểu ý mẹ. Mẹ có thể nói rõ hơn không?
    Mẹ Liên: Mẹ thì nghĩ thật đơn giản quan hệ cấp trên - cấp dưới cũng như quan hệ vợ chồng con ạ.
    Liên: Con chưa nghe thấy cách so sánh như vậy bao giờ nên thấy không thoả đáng.
    Mẹ Liên: Con có hiểu vấn đề nằm ở đâu không? Trong một thời gian dài người ta nhấn mạnh vị trí chủ đạo và quản lý đơn phương của ông chủ, cho rằng nhân viên chỉ có chịu sự quản lý một cách thụ động. Trong công ty nếu nhân viên làm sai người ta sẽ yêu cầu công ty xử lý. Thế nhưng nếu ông chủ làm sai nhân viên sẽ phản ứng rất tiêu cực hoặc im lặng hoặc bỏ đi. Nó giống thái độ của một số chị em "lấy gà theo gà, lấy chó theo chó" , chồng họ lầm lẫn thậm chí gây hoạ thì họ hoặc cam chịu hoặc ly dị.
    Liên: Mẹ nói hay lắm nhưng theo mẹ họ phải làm thế nào?
    Mẹ Liên: Họ phải ý thức rằng nghĩ tiêu cực đó là vô trách nhiệm rất lớn, họ không có trách nhiệm với bản thân lại không có trách nhiệm với ông chủ, họ giống như những bà vợ không cách gì làm chủ được vận mệnh và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Một nhân viên muốn ổn định và phát triển phải học cách quản lý ông chủ cũng như người vợ đảm đang phải học cách quản lý chồng. Các bà vợ hay nói: "lái xe dẫn lối ông chủ". Không một ông chồng nào muốn bị chê cười vì bị vợ quản chặt. Song gia đình có hạnh phúc hay không rốt cuộc cũng chỉ "mình biết mình hay". Có vợ ngoài tạo thể diện cho chồng, trong giữ gìn êm ấm thì có ông chồng nào không muốn bị quản lý?Chồng vui sướng trong lòng, vợ lại nắm thực quyền quản lý, hai bên cùng vui vẻ.
    Liên: Ông chủ có quyền sở hữu tài sản công ty không như vợ chồng cùng sở hữu tài sản, nhân viên không thể cùng hưởng tài sản như ông chủ.
    Mẹ Liên: Hiện giờ phổ biến cái gọi là hợp đồng hôn nhân, công ty và nhân viên ký hợp đồng lao động cũng vậy. Ngoài ra còn có cổ phần ưu đãi, lợi nhuận cùng chia cho nhân viên. Người vợ lúc ly hôn có thể căn cứ vào hợp đồng mà đòi chia tài sản, nhân viên cũng căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng mà đòi lợi ích tương ứng. Ngoài ra luật pháp qui định phải đóng bảo hiểm cho nhân viên nó cũng như trong gia đình người làm ra tiền phải nuôi dưỡng những thành viên khác.
    Liên: Mẹ giỏi quá. Đây là lần đầu tiên con nghe một lý thuyết thú vị đến vậy.
    Mẹ Liên: Con quên mẹ cũng là một nhà quản lý à? Chỉ có điều xưa nay mẹ không bao giờ can dự vào việc làm của con . Me muốn con tự kiểm nghiệm ra thì tốt hơn .
     
Đang tải...