Luận Văn Văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/1/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá làng xã truyền thống đang trở thành vấn đề quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, các nhà nghiên cứu và quản lý văn hoá; giữ gìn và phát huy thế nào, ra sao để kế thừa được những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá làng, xã nói chung, vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An nói riêng. Văn hoá làng là một thành tố quan trọng của nền văn hoá dân tộc; là nền tảng cơ sở để xây dựng nông thôn phát triển bền vững.Vì vậy tìm hiểu cặn kẽ, có hệ thống về bản sắc văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An là nội dung cơ bản của luận văn này.
    Những thập kỷ gần đây việc nghiên cứu tìm hiểu văn hoá làng xã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Các nghị quyết Đại hội VI,VII,VIII, IX của Đảng đều đề cập đến vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn : xây dựng nông thôn mới theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
    Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị số 24/1999/TTtg về xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước văn hoá ở các làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân lao động và làm cơ sở vững chắc cho việc nâng cao đời sống văn hoá ở nông thôn hiện nay phát triển đúng hướng theo tinh thần nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
    Vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh nhà. Là nơi tập trung đông nhất về dân số, chiếm 3/4 dân số của cả tỉnh; nơi tập trung nhiều trung tâm văn hoá khoa học kỹ thuật và chính trị của tỉnh như: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò .
    Là người địa phương vừa làm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hoá thông tin cho cơ sở và đã có quá trình theo dõi, tham gia các hoạt động văn hoá thông tin của tỉnh, nên đã có những am hiểu nhất định về văn hoá nói chung, văn hoá cơ sở ở các làng xã vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An nói riêng. Tác giả muốn nghiên cứu, tìm hiểu về bản sắc văn hoá của quê hương mình để nâng cao hiểu biết những giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, làm giàu cho hành trang tri thức của mình để phục vụ công tác được tốt hơn.
     
Đang tải...