Tiểu Luận Văn hóa trong kinh doanh

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU


    Trước khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, ta phải hiểu thế nào là văn hoá, thế nào là kinh doanh?

    Văn hoá hay văn minh, xét theo nghĩa của nhân loại học và nói chung, là tổng thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp phong tục và bất cứ khả năng và thói quen nào mà con người thu nhận được bới tư cách là thành viên của xã hội. Điều kiện văn hoá trong các xã hội loài người khác nhau ở một chừng mực có thể khảo sát được theo những nguyên tắc chung, là đối tượng thích hợp để nghiên cứu quy luật tư duy và hành động của con người.

    Và kinh doanh được hiểu là quá trình đầu tư tiền của công sức vào một lĩnh vực nào đó nhằm thu lợi nhuận.

    Một thời gian dài trước đây và cho đến cả ngày nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến cho rằng văn hoá và kinh doanh là hai lĩnh vực không những khác biệt mà còn đối lập nhau trong việc định hướng giá trị hành vi của con người. Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận: còn văn hoá thị trường tới cái đúng, cái tốt cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cái tự nhiên và cả với bản thân. Làm sao có thể đưa các nhân tố văn hoá vào trong kinh doanh làm sao có thể kêu gọi đao đức trong nền kinh tế thị trường, nơi ngự trị quy luật cạnh tranh nghiệt ngã "Khôn sống mống chết", "Mạnh được yếu thua".?

    Và trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay ta có thể đưa ra những nhận thức chung về văn hoá và kinh doanh như sau:

    Trong điều kiện thế giới ngày cay có thể và cần thiết phải đưa các yếu tố văn hoá vào kinh doanh để làm cho kinh doanh trở thành kinh doanh có văn hoá.

    Kinh doanh có văn hoá không hề loại trừ mục tiêu kiếm lời, mà là tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng để các bên đều có lợi.

    Văn hoá nói chung trong kinh doanh, nó có tác dụng nuôi dưỡng, củng cố và phát triển kinh doanh.

    Ngược lại kinh doanh phát triển lại tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển văn hoá. Những yêu cầu của phát triển kinh doanh cũng là những "đơn đặt hàng" cho văn hoá và khoa học.

    Do vậy, phải ngăn ngừa những lối kinh doanh có văn hoá chạy theo lợi nhuận đơn thuần, ích kỷ hại nhân, bỏ qua quyền lợi của người tiêu dùng, xem thường đạo đức và nhân dân, coi nhẹ các giá trị nhân văn.

    Theo đó ta nhận thấy văn hoá và kinh doanh nói riêng và văn hoá và kinh tế nói chung có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau, kinh tế phải đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu của con người, sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển. Kinh tế không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển kinh tế. Với mối quan hệ đó sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc đủ có thể năng động hiệu quả của có tốc độ cao chừng nào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế và văn hoá.

    Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng khu vực được coi là đi sâu quý báu tích luỹ được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc của quốc gia, dân tộc đó. Nhưng đồng thời với quá trình phát triển, kế thừa và giữ gìn bản sắc riêng, nó còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá của quốc gia, dân tộc khác, làm cho văn hoá vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có tính hiện đại, phù hợp với sự phát triển kinh tế trong điều kiện cách mạng khoa học - kỹ thuật, làm cho vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh tế càng được nâng cao và thiết thực, khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, đem lại sự phát triển với tốc độ cao và hài hoà cả về kinh tế và văn hoá.

    Nói tóm lại, điều ta cần làm sáng tỏ là cần thiết thấy được vai trò của văn hoá với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực, và hệ điều tiết của phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của sản xuất kinh doanh nói riêng.

    Đứng trước một thực tiễn chung là như vậy thì kinh doanh Việt Nam cần phải xác định tạo sao chúng ta phải xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hoá và kinh doanh. Chúng ta phải làm gì và như thế nào để đạt được điều đó. Đem lại thành công cho mục tiêu chung là đến năm 2020 về bản nước ta là một nước công nghiệp


    Đề tài: Văn hóa trong kinh doanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...