Tiểu Luận Văn hoá tổ chức và tác động của văn hoá tổ chức tới động lực của người lao động

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn hoá tổ chức và tác động của văn hoá tổ chức tới động lực của người lao động


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Khoa học và thực tế đã chứng minh được rằng văn hoá tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ tới động lực của người lao động, và có rất nhiều các DN đã biết sử dụng văn hoá tổ chức như là một công cụ hữu hiệu để tác động tới động lực của người lao động từ đó dẫn đến nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như Just Born Inc với giá trị chủ yếu là: hướng tới con người và sự hợp tác tham gia của con người trong quá trình hoạt động hoặc một trong các giá trị cơ bản của Fsoft là tôn trọng con người, tạo điều kiện cho các thành viên được phát triển đầy đủ cả về vật chất và tinh thần. Kết quả là các công ty này đã thu được lợi nhuận cao qua các năm.

    Nhưng điều đáng quan tâm hơn đó là các DN Việt Nam chưa nhận thức được hay nhận thức rất mờ nhạt về vai trò của văn hoá tổ chức đối với động lực của người lao động, thậm chí có cả những DN xem đó là cái gì đó rất mới mẻ, họ chưa nghe thấy hay nói đến bao giờ. Điều này quả là một sự lãng phí lớn đối với xã hội nói chung và các DN nói riêng, chúng ta đã không khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực của mình.

    Từ tính cấp thiết đó em xin chọn đề tài “Văn hoá tổ chức và tác động của văn hoá tổ chức tới động lực của người lao động”. Thông qua đó em hy vọng rằng mình sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này, lấy đó là cơ sở để vận dụng vào trong thực tiễn sau này.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.

    - Làm rõ mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức với động lực của người lao động.

    -Trên cơ sở đó đề tài hướng tới giúp các DN nhìn nhận một cách rõ ràng, đúng đắn hơn mối quan hệ này.

    - Đề tài cũng xin đưa ra các hướng để khai thác sử dụng tốt hơn các yếu tố văn hoá tổ chức tới động lực của người lao động

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    - Đề tài tập trung nghiên cứu các giá trị văn hoá tổ chức phổ biến mà DN có thể từ khai thác và sử dụng nó như là một công cụ để tạo động lực cho người lao động.

    4.Phương pháp nghiên cứu.

    - S ử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh phương pháp thực chứng dựa trên số liệu thống kê từ tài liệu báo chí.

    5.Đóng góp của đề tài.

    - Đội ngũ doanh nghiệp VN hiện nay còn chưa có những nhân thức rõ ràng về văn hoá tổ chức. Qua nghiên cứu đề tài mong muốn sẽ đóng góp một phần giúp các DN nhìn nhận một cách rõ ràng và đúng đắn hơn từ đó khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả hơn trong kinh doanh.

    6.Kết cấu của đề tài.

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm 2 chương:

    - Chương I :Văn hoá tổ chức và động lực của người lao động.

    - Chương II: Văn hoá tổ chức và động lực của người lao động trong các DN Việt Nam.

    Qua nghiên cứu ở trên chúng ta phần nào thấy được mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức và vấn đề tạo động lực cho người lao động. Vậy nhà quản lý phải tác động vào nó như thế nào để nó trở thành một công cụ tác động tới động lực lao động một cách hiệu quả? Trong thực trạng văn hoá tổ chức, cũng như nhận thức mối quan hệ giữa nó và vấn đề tạo động lực của các DN Việt Nam thì việc trả lời câu hỏi trên là một điều vô cùng khó khăn bởi vì cũng chưa có một tài liệu nào chính thức bàn về vấn đề này, hơn nữa nhận thức của các DN về vấn đề này còn mờ nhạt.

    Dựa trên mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức và vấn đề tạo động lực, dựa trên thực trạng các DN đề tài cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng một văn hoá tổ chức mà có thể tạo được động lực làm việc cho người lao động nhằm hỗ trợ các DN biết cách sử dụng và khai thác tối đa các yếu tố văn hoá vào trong sản xuất kinh doanh từ đó tạo động lực làm việc cho người lao động.

    Vì thời gian nghiên cứu đề tài không nhiều và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thu thập dữ liệu. Đề tài còn có những hạn chế trong việc phân tích, đánh giá một cách có chiều sâu về mối quan hệ này. Chính vì lẽ đó, em rất mong muốn sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy và của tất cả mọi người có quan tâm tơi vấn đề này.

    Trong thời gian nghiên cứu em còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định những vấn đề cơ bản của đề tài, qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Bùi Anh Tuấn đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu vừa qua.
     
Đang tải...