Tiểu Luận Văn hóa tổ chức và lãnh đạo trong quản trị nhân lực của các công ty của Nhật Bản

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tham luận
    Nhóm thực hiện lớp Qt2a2
    Thành viên trong nhóm :
    1.Đồng Văn Dương (16/7/1987)
    2.Nguyễn Thị Phương Thanh (15/5/1989)
    3.Phan Văn Minh (2606/1987)
    4.Lê Thị Thu Trang (24/07/1989)
    Chủ đề: Văn hóa tổ chức và lãnh đạo trong quản trị nhân lực của các công ty
    của Nhật Bản.
    1.Văn hóa tổ chức và lãnh đạo.
    Ngày nay, trong điều kiện khắc nghiệt của thương trường, cạnh tranh về
    nguồn nhân lực luôn là vấn đề nóng bỏng tại các công ty tầm cỡ trên thế giới.
    Và bởi vậy, để thu hút nhân tài, các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện
    chính sách phát triển nguồn nhân lực mà theo đó, mức lương thưởng cùng nhiều
    chế độ đãi ngộ khác luôn được lãnh đạo các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
    Quản trị nhân sự là một khoa học về quản lý con người bao gồm nhiều khía
    cạnh: chấm công, tính lương, tuyển dụng nhân viên, đào tạo, huấn luyện, đánh
    giá công việc của nhân viên, soạn thảo các chính sách lương thưởng, các chế độ
    đãi ngộ lao động Nhưng một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các
    chuyên gia quản trị nhân sự không thể bỏ qua là việc hoạch định và thực hiện
    các chiến lược phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài về làm việc cho công
    ty đồng thời không để họ thấp thỏm với tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”.
    Lựa chọn và đào tạo các thành viên một cách hợp lý là một trong những
    nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản trị. Điều này đòi hỏi không những kinh
    nghiệm kinh doanh thưc tế mà cả tình thương , sự nhạy cảm ,tinh rộng lượng.
    Văn hoá tổ chức có thể được mô tả như một tập hợp chung các tín ngưỡng,
    thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách kinh doanh riêng
    của từng tổ chức. Những mặt trên sẽ quy định mô hình hoạt động riêng của tổ
    chức và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức(Tunstall, 1983). Có rất
    1
    nhiều chiến lược, bí quyết quản trị doanh nghiệp khác nhau, nhưng theo nhiều
    chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thì điều này còn tuỳ thuộc vào đặc điểm thực
    tế của mỗi công ty, trình độ và khả năng nhận thức của mỗi nhà quản trị.
    Tại sao nước Nhật nhỏ bé với rất ít tài nguyên thiên nhiên lại trở thành một
    nền kinh tế hùng mạnh khiến mọi quốc gia khác phải kiêng nể? Câu trả lời nằm
    trong phong cách làm việc của họ: độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Ở đó có
    những bài học rất quý giá cho bất kỳ ai muốn thành công. Và các doanh nghiệp
    Nhật Bản dường như hiểu rõ nhất tầm quan trọng của yếu tố quản lý nhân sự.
    Trong thế kỷ 20, rất nhiều cuộc cách mạng về quản lý nhân sự đã diễn ra
    tại Nhật Bản, góp phần đáng kể vào vị thế của các doanh nghiệp Nhật Bản trên
    thương trường quốc tế ngày nay.
    Tại Nhật Bản, “công việc làm trọn đời” luôn là phương pháp nâng cao
    năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong
    công việc. Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam công nhân viên có
    tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời. Những công nhân viên này
    ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nhân viên ở các nước khác. Những
    công nhân viên khác gọi là những công nhân viên tạm thời, thường chiếm
    khoảng 6% lực lượng lao động, ngay cả ở những công ty lớn như TOYOTA.
    Ngoài ra còn có nhiều công nhân làm việc không trọn ngày. Khi hoạt động kinh
    doanh sa sút, hay khi sử dụng các kỹ thuật tiết kiệm lao động, các công ty giữ
    lại số công nhân viên làm việc suốt đời này trên bảng lương của họ, sa thải số
    công nhân tạm thời, giảm tiền thưởng thất thường cho số công nhân làm việc
    suốt đời và thuyên chuyển công nhân viên sang các bộ phận sản xuất khác.
    Một số công ty Nhật Bản khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và
    nhà quản trị bằng cách phân chia quyền lãnh đạo.
    Nhân viên được tham gia vào hoạt động quản trị của công ty, đây là quá
    trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị trong việc ra quyết định và
    các chính sách kinh doanh. Ví dụ như ở Isuzu, công nhân viên bầu ra những
    người có quyền đại diện cho mình vào hội đồng lao động của công ty. Về
    2
    những vấn đề tài chính và kinh tế, Hội đồng lao động của Isuzu được cung cấp
    thông tin và được tham khảo ý kiến vào việc ra quyết định, nhưng Hội đồng
    không có quyền như các cổ đông vì mặc dù các cổ đông và nhân viên có số
    người đại diện như nhau nhưng vị chủ tịch đại diện cổ đông là người có lá
    phiếu quyết định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...