Luận Văn Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

    Tóm tắt. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, văn hóa tổ chức có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững cho tổ chức nhờ phát huy được nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại sinh. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một tổ chức đặc thù gồm các tổ chức con với những khác biệt về văn hóa (các trường thành viên, đơn vị trực thuộc) tạo thành một tổ chức lớn. Bởi vậy vấn đề xây dựng văn hóa tổ chức ĐHQGHN có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính liên thông, liên kết, chia sẻ nguồn lực giữa các tổ chức con và đồng thời khắc phục những tồn tại, mâu thuẫn, xung đột làm ảnh hưởng, cản trở quá trình phát triển bền vững của ĐHQGHN. Trên cơ sở phân tích các khái niệm và các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức của một trường đại học, tác giả bài viết khái quát các đặc trưng cơ bản của văn hóa tổ chức ĐHQGHN để đưa ra những vấn đề cần đặc biệt quan tâm và mô hình tham khảo cho quá trình xây dựng văn hóa tổ chức ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới và hội nhập.

    1. Đặt vấn đề *


    Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, cạnh tranh quốc tế đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực và ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi mọi loại hình thiết chế tổ chức xã hội phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại sinh. Lý luận và thực tiễn cho thấy, văn hóa là một nguồn lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững cho một tổ chức, khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động của mình. Với những lý do như vậy, các loại hình tổ chức ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của xây dựng văn hóa tổ chức phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra khả năng phát triển bền vững.
    ĐHQGHN là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, được xây dựng theo một mô hình đặc biệt với cấu trúc đặc biệt. ĐHQGHN được Chính phủ ưu tiên đầu tư về nguồn lực, cho cơ chế đặc thù với mục tiêu sớm đạt được trình độ và đẳng cấp tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn 15 năm xây dựng và trưởng thành, ĐHQGHN còn bộc lộ một số bất cập. Đặc biệt là chưa khai thác được lợi thế đặc thù trong việc liên thông, liên kết, chia sẻ nguồn lực giữa các đơn vị thành viên và trực thuộc để tạo nên những phát triển đột phá, những tác động đòn bẩy và tạo dựng thương hiệu. Thậm chí còn tồn tại hiện tượng cát cứ, cục bộ và những xung đột mà một trong những nguyên nhân chính là có

    sự xung đột về văn hóa. Thực tế trên đòi hỏi phải xây dựng văn hóa tổ chức ĐHQGHN, vừa là nền tảng tạo nên sức mạnh tổng hợp qua giao thoa, liên kết, phân phối sử dụng nguồn lực giữa các tổ chức con trong một tổ chức lớn; và khắc phục những mâu thuẫn, xung đột .




    2. Văn hóa tổ chức và văn hóa tổ chức

    - Theo Louis (1980): Văn hóa tổ chức là tập hợp hệ thống các quan niệm chung của các thành viên trong tổ chức. Những quan niệm này phần lớn được các thành viên hiểu ngầm với nhau và chỉ thích hợp cho tổ chức riêng của họ. Các quan niệm này được truyền cho các thành viên mới(2).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...