Luận Văn Văn hóa tổ chức có thể ảnh hưởng đến cách thức nhà quản trị ra quyết định như thế nào

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn hóa tổ chức có thể ảnh hưởng đến cách thức nhà
    quản trị ra quyết định như thế nào? .
    1. Khái niệm về văn hóa tổ chức .
    2. Các lý thuyết liên quan .
    3. Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến những mặt nào của
    việc ra quyết định .
    Mô hình văn hóa doanh nghiệp – Handy (1978) .
    Mô hình văn hóa doanh nghiệp – Deal & Handy (1982) .
    Mô hình văn hóa doanh nghiệp – Daft .
    4. Sự tác động của văn hóa tổ chức đến cách thức
    ra quyết định như thế nào? .


    Văn hóa tổ chức có thể ảnh hưởng đến cách thức nhà quản trị ra quyết định như thế nào?
    1. Khái niệm văn hóa tổ chức
    “Văn hóa tổ chức(văn hóa doanh nghiệp) là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên.
    Văn hóa doanh nghiệp thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhất trong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên trong một tổ chức. Nó có tác dụng giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác, vì vậy còn gọi là bản sắc riêng, bản sắc văn hoá.” (theo Đỗ Văn Khiêm).
    Các định nghĩa khác:
    Theo Wikipedia: Văn hóa tổ chức được xem như là một nhận thức chỉ tồn tại trong nhận thức của tổ chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong tổ chức có xu hướng hiển thị Văn hóa tổ chứcđó theo cùng một cách hay ít nhất là có một mẫu số chung. Như vậy, Văn hóa tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức.
    Văn hóa tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó do nhiều yếu tố tạo ra; vì vậy khi một yếu tố thay đổi có thể làm cho hình ảnh của tổ chức khác đi. Do đó, trên phương diện lý thuyết thì không có tổ chức nào giống tổ chức nào.
    Theo Jacques (1952): Văn hóa tổ chứclà tư duy hành động hằng ngày của các thành viên trong tổ chức. Đó là những điều mà các thành viên phải học và tuân theo để được chấp nhận làm việc tại tổ chức. Văn hóa tổ chứctheo nghĩa này bao gồm một loạt các hành vi ứng xử, các phương thức, kỹ thuật và kỹ luật làm việc, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu, cách trả lương, các quan điểm về cách làm việc, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận, những qui ước và những điều cấm kỵ.
    Theo Tunstall (1983): Văn hóa tổ chức có thể được mô tả như là một tập hợp chung các tín ngưỡng, thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn, hành vi ứng xử và cách kinh doanh riêng của từng tổ chức. Những mặt này sẽ quy định mô hình hoạt động riêng của tổ chức và hành vi ứng xử của các thành viên trong tổ chức.
    Từ các định nghĩa trên ta thấy được rằng: Văn hóa tổ chức là một phạm trù lớn, một phạm trù mang tính tập thể và mỗi đặc điểm,biểu hiện của nó đều có sự ảnh hưởng rất lớn đến một doanh nghiệp, đến các thành viên trong doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến các hoạt động hoạch định, kiểm soát, và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến cách thức ra quyết định của nhà quản trị.
    Để đi xuyên suốt nhận định trên, chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau để nắm rõ bản chất của sự ảnh hưởng này:
    - Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến những mặt nào của việc ra quyết định?
    - Sự tác động của văn hóa tổ chức đến cách thức đưa ra quyết định như thế nào?
    2. Các lý thuyết liên quan: Ta đề cập thông qua các mô hình văn hóa:
    - mô hình VHDN – Handy (1978)
    - Mô hình văn hóa doanh nghiệp: Deal và Kendy (1982)
    - Mô hình văn hóa doanh nghiệp: Daft
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...