Tiểu Luận Văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc và người Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc và người Việt Nam
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    Về mặt khách quan:
    Trà không chỉ là thức uống để thưởng thức như một thú vui tao nhã mà còn là dược liệu quý thiên nhiên ban tặng con người. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, trà được xem là thức uống không thể thiếu sau những bữa ăn, trong các nghi lễ quan trọng hay dùng để đãi khách. Ngoài công dụng giải khát, trà còn chứa bao điều bí ẩn mà con người cần khám phá.
    Về mặt chủ quan:
    Là sinh viên khoa Ngôn ngữ- văn hóa-du lịch Việt Nam, là những người thích tìm hiểu và quan tâm đến nét đẹp của sự giao hòa văn hóa trong“nghệ thuật ẩm thực” của người Trung Quốc và người Việt Nam. Với nét đẹp tao nhã, rất thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi giản dị của “ Văn hóa thưởng trà” đã cuốn hút chúng tôi.
    Vì những lý do khách quan và chủ quan trên, chúng tôi đã đi đến quyết định chọn đề tài này.
    II. Mục đích nghiên cứu
    Người xưa đặc biệt coi trọng và nâng trà lên thành một thứ nghệ thuật độc đáo và đặc biệt như thế. Và không phải ai cũng có thể thưởng thức được trà. Đó chỉ có thể là các bậc tao nhân nho nhã, có cái khí thanh tịnh và cái hồn lánh xa bụi trần. Khi đó, họ đã là hững người tri kỷ và là thứ bậc thanh cao của một cõi đời. Phong cách uống trà của mỗi nước khác nhau mang một nét đặc sắc khác nhau. Nghệ thuật uống trà biểu hiện phong phú nếp sống và văn hóa ứng xử của con người. Đồng thời mang đậm nét văn hóa truyền thống của một quốc gia, đặc biệt là đối với các nước phương Đông nối chung và Trung Quốc, Việt Nam nói riêng. Nhưng qua thời gian, cùng với sự khốc liệt của chiến tranh và những biến động của lịch sử, thú uống trà vẫn còn lưu giữ ở một số người có học thức, quý phái.
    Mặt khác, cuộc sống ngày càng hiện đại, sự tất bật nhịp sống đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại thức uống giải khát tiện dụng. Điều đó dã làm cho cái hồn- vốn từ lâu mang một sự thiêng liêng, cao quý của “trà” nay ngày càng mờ nhạt dần.Chính vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn nhằm mục đích góp phần vào việc giữ gìn và phát huy nét đẹp bản sắc văn hóa phương Đông nói chung, Trung Quốc và Việt Nam nói riêng. Qua đó nhằm hướng con người đến cái đẹp của một thú vui tao nhã- thưởng trà.
    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    -Đối tượng nghiên cứu: Sự giao thoa trong văn hóa uống trà
    -Phạm vi nghiên cứu: hai nước Trung Quốc và Việt Nam.
    IV. Ý nghĩa của đề tài
    Ý nghĩa khoa học: Đóng góp vào các công trình nghiên cứu lớn, đem đến cho người đọc giá trị của văn hóa thưởng trà.
    Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho mọi người có thể hiểu rõ hơn về “trà” trong đời sống hằng ngày của mình.
    V. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà chung tôi chọn là tổng hợp, chọn lọc, xử lý và phân tích thông tin, tư liệu từ những nghiên cứu có sẵn. Đồng thời, tham khảo qua sách báo và thông tin trên internet. Từ đó rút ra những vấn đề trọng tâm và nhận định của bản thân chúng tôi về đề tài “ Giao thoa văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc và Việt Nam.
     
Đang tải...