Tài liệu VĂN HOÁ PHỤC HƯNG (tham khảo)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VĂN HOÁ PHỤC HƯNG (tham khảo)
    (Renaissance)
    Mô hình phát triển các hình thái kinh tế xã hội:
    Xuất hiện đầu tiên ở Ý vào khoảng thế kỉ XIV, sau lan sang các nước tây Aâu khác trong thế kỉ XV-XVI: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan gọi là phong trào phục hưng (Renaissance). Phục hưng không phải là một phong trào phục hồi văn hoá Hi-La mà thực tế, nó được nảy nở trong những điều kiện lịch sử mới: thời kì chủ nghĩa tư bản đang xuất hiện ở châu Aâu, thời kì giai cấp tư sản ra đời, thời kì có những cuộc phát kiến địa lí lớn cùng những phát minh khoa học quan trọng, Phục hưng xuất hiện đầu tiên trong Truyện về các nhà hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc của Vasari là tên gọi phong trào phục hưng.
    1. Nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử:
    - Sự xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa:
    + Văn hoá tây Aâu vào trung kì trung đại bị giáo hội Kitô lũng đoạn. Khoa học bị coi là đầy tớ của thần học. Quý tộc phong kiến không thiết tha với các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
    + Thành thị ra đời, hoạt động kinh tế phát triển và tách dần khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc và tiến tới chi phối nền kinh tế hình thành giai cấp tư sản và quan hệ tư bản chủ nghĩa dần thay thế quan hệ phong kiến. Hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, lạc hậu thành trở ngại cho sự phát triển của quan hệ tư bản chủ nghĩa dẫn đến cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng giữa giai cấp tư sản và phong kiến để giành quyền thống trị: văn hoá, nghệ thuật, khoa học, giáo dục
    - Khoa học có những bước tiến đáng kể:
    + Sự ra đời của kĩ thuật ấn loát Gutenbéc (Đức), nghề nấu thép (luyện kim), nghề đúc súng đạn (du nhập từ Trung Quốc), nghế làm giấy
    - Các cuộc phát kiến địa lí: sự ra đời của chủ nghĩa thực dân
    + Bồ Đào Nha:
    . Thành lập trường hàng hải, thiên văn, địa lí 1415 (hoàng tử Henri)
    . Tiến hành nhiều cuộc thám hiểm dần dần tìm ra Ghinê (tây Phi), Công Gô, Nam Phi-mũi Hảo Vọng.
    Vascô đơ Gama: đỉnh cao các cuộc thám hiểm Bồ Đào Nha.
    1497 xuất phát từ Lixbon bị bão thổi tới Braxin sau đó đến Hảo Vọng và ra Ấn Độ Dương tới Môzămbich.
    20-năm-1498 đến bờ biển Ấn Độ, họ phải chiến đấu rất ác liệt. Sau đó quay về Bồ Đào Nha 18-9-1499 với nhiều hàng hoá gấp 60 lần chi phí cho chuyến đi. Từ đó giữ độc quyền con đường đến Ấn Độ Dương trong gần 1 thế kỉ song song với tổ chức nhiều cuộc hàng hải mới. Năm 1517 đến Trung Quốc, 1542 đến Nhật Bản.
    + Tây Ban Nha;
    Mục tiêu đi về phía tây (Bồ Đào Nha đi về phía nam) vì cho rằng giả thuyết của quả đất hình cầu.
    . Critstốp Côlômbô: sinh giữa thế kỉ XV người Italia đến Bồ Đào Nha 1476 với tư cách là một nhà buôn. 1485 chuyển sang Tây Ban Nha vì không được quốc vương Bồ Đào Nha chấp nhận kế hoạch thám hiểm của ông. Nhà vua Tây Ban Nha đồng ý cho tổ chức cuộc thám hiểnsang phương đông, ông chịu 1/8 kinh phí và hưởng 1/10 số của cải thu được từ chuyến đi.
    Ngày 3-9-1942 xuất phát từ cảng Palốtđi về phía tây, ngày 12-10 đến một hòn đảo thuộc châu Mĩ - quần đảo Bahama.
    28-10-1492 đến Cuba thuộc quần đảo Bahama, đảo Haiti và tìm thấy nhiều vàng hơn các đảo khác.
    4-1-1493 lân đường trở về đến ngày 15-3-1493 cấp cảng Palốt.
    Vùng đất ông tìm ông cho là đông châu Á, chủ yếu thuộc Ấn Độ nên ông gọi thổ dân là người Ấn. Côlômbô được phong thượng tướng hải quân và tổng đốc Ấn Độ.
    Tiếp sau đó là cuộc thám hiểm lần hai (1493-1496) Khám phá nhiều đảo khác: Puêtôricô, Jamaica
    Lần ba (1498-1500): Triniđát và lục địa Nam Mỹ và vẫn cho là một phần của lục địa châu Á.
    Lần bốn (1502-1504): Hônđurát, Nicaragoa, Côtxtarica, Panama và vịnh Đarien và phát hiện rằng không có eo biển sang Ấn Độ dương.
    Ông chán nản quay về Tây Ban Nha ngày bảy/10/1504 và 20/5/1506 ông chết trong cảnh nghèo đói mà chưa ai biết hết công lao của ông.
    Sau Amerigô Vexpuxi (ý) bốn lần thám hiểm châu mỹ và ông cho rằng đó là lục địa mới đến năm 1520 tất cả các bản đồ thế giới đều sử dụng địa danh America để chỉ châu Mỹ.
    + Magienlăng:
    Trước Magienlăng có Banboa vào năm 1513 xuyên qua châu mỹ và xuyên qua eo Panama. Từ trên một đỉnh núi, Banboa nhìn thấy Thái Bình Dương ông gọi là Nam Hải, nhưng bị nghi ngờ là phản vua Tây Ban Nha xử tử.
    Magienlăng người Bồ Đào Nha bị ảnh hưởng bởi phát hiện của Banboa và cho rằng vòng qua cực nam châu Mỹ có thể vào được Thái Bình dương. Quốc vương Bồ Đào Nha không chấp thuận đến 1517 ông sang Tây Ban Nha và gia nhập hội đồng Ấn Độ và viết cuốn Đông Ấn Độ phong thổ kí (ông đã từng đến Ấn Độ khi ở Bồ Đào Nha)
    Tổng cộng: 5 thuyền và 265/239 người rời Tây Ban Nha ngày 20/9/1519 đến đảo Cana và Braxin; 11/1519 đến nam Mỹ
    28/11/1520 đến được Thái Bình Dương
    16/3/1521 tới quần đảo Philippin
    27/4/1521 Magienlăng bị chết do đụng độ với thổ dân .
    Encanô lên thay tiếp tục đến Malaysia và Timor, đến sáu/9/1522 chỉ còn một thuyền và 18 người về đến Tây Ban Nha.
    Chứng minh một cách thuyết phục nhất quả đất hình cầu và biến những gì mà hàng trăm thế hệ trước coi như giấc mơ thành hiện thực .
    ã Hậu quả kinh tế:
    Không chỉ đối với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ý mà toàn châu Aâu, trên nhiều lĩnh vực
    + Mở rộng phạm vi buôn bán thế giới từ đó phát triển nhanh thương nghiệp và công nghiệp, tìm nhiều đường sang phương đông vốn trước kia phải theo trung gian là người Arập. Phạm vi tăng 5 lần. Từ đó tư bản châu Aâu có lĩnh vực địa bàn rộng lớn.
    + Số lượng hàng hoá trao đổi buôn bán phong phú: thuốc lá, Ca cao, cà phê, chè, lá, đường cát và nhiều hàng hoá khác.
    Các thành phố của Italia sa sút dần, trái lại thành thị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặc biệt là Hà Lan trở nên phồn vinh chưa từng thấy
    + Cách mạng giá cả:
    Tây Ban Nha chiếm được nhiều vàng từ cướp bóc và chiếm đoạt ở châu Mỹ. Vàng được tung ra mua hàng hoá khiến giá tăng cao.
    Anh, Pháp, Đức giá tăng 2 - 2,5 lần.
    Tây Ban Nha tăng 4 - 5 lần
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...