Thạc Sĩ Văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ Hà Nội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ Hà Nội


    Luận văn dài 96 trang

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Âm nhạc bắt nguồn từ cuộc sống, trong lao động của con người, và hình thức sớm nhất trong lịch sử loài người về âm nhạc là ca hát. Tiếng hát là tiếng nói tâm hồn của con người, được phổ cập dễ hiểu và được mọi người trong xã hội yêu thích. Từ thuở bình minh của lịch sử loài người cho đến những thế kỉ của "Đêm trường trung cổ", âm nhạc - thanh nhạc được coi là "môn khoa học hiện đại cao thượng nhất". Nghệ thuật ca hát là một trong những loại hình nghệ thuật khó nhất, vì nghệ thuật ca hát được tạo ra bởi một nhạc sống - cơ thể con người, mọi diễn biến tâm lý của người ca sĩ đều ảnh hưởng tới chất lượng nghệ thuật, ngoài ra nghệ thuật ca hát có những quy luật chung về âm thanh, về kỹ thuật, về thẩm mỹ và cả quy luật về ngôn ngữ.
    Có lẽ chưa bao giờ, giới trẻ cả nước lại được tham dự vào một sân chơi đại chúng vui vẻ và tràn đầy sức sống trong sự sáng tạo của các thể loại âm nhạc như hiện nay. Nhiều cuộc thi âm nhạc thính phòng, dân gian, nhạc nhẹ .liên tục thu hút giới nhạc sĩ, ca sỹ và đặc biệt là sự hưởng ứng mang nhiều sắc thái văn hóa của các tầng lớp quần chúng yêu nhạc. Tuy nhiên thực tế cho thấy, giới trẻ chiếm đa số trong tập hợp các đối tượng trên. Để hướng tới một "nền văn hóa đầm đà bản sắc dân tộc" như trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã nêu, không thể không có những căn cứ từ cái nhìn khách quan, khoa học về sự ảnh hưởng của một bộ phận lớn tầng lớp yêu nhạc. Vai trò của âm nhạc, nhất là nhạc nhẹ đặt một gánh nặng lên vai những nhà quản lý văn hóa làm sao để "văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ" thật sự lành mạnh và phát triển có định hướng về thẩm mỹ cũng như giá trị nghệ thuật.
    Phong cách nhạc nhẹ được coi như một hiện tượng mới mẻ nhất với công chúng thưởng thức nhạc Việt Nam. Thực tế, nhạc nhẹ với các thể loại đa dạng như: zazz, rap, hiphop, pop, ballad, R&B, funk đã được hình thành và phát triển trên thế giới từ rất lâu, tuy nhiên từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay nhạc nhẹ mới hình thành và dần phát triển tại Việt Nam.
    Tuy "tuổi đời" còn non trẻ, nhưng phong cách nhạc nhẹ với tính năng động, sáng tạo đầy hấp dẫn đã dần thu hút được sự quan tâm của khán giả ở mọi lứa tuổi, tầng lớp. Trước xu thế hội nhập hiện nay, nhạc nhẹ ngày càng chứng tỏ được sự lan tỏa và sức ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần và văn hóa người Việt. Khi môi trường và điều kiện sống phong phú hơn, nhạc nhẹ cũng chuyển mình phát triển. Nó ăn sâu vào một số lượng lớn tầng lớp thanh thiếu niên từ phong cách, lối sống đến tư tưởng và cách hành xử trong cuộc sống và trước hết là văn hóa hưởng thụ âm nhạc theo nhiều hướng. Vì thế bên cạnh những ảnh hưởng tích cực mà nhạc nhẹ tác động tới đời sống âm nhạc của người Việt Nam còn có nhiều điều cần phải bàn tới trên khía cạnh chưa tích cực. Tại sao nhạc nhẹ lại có ảnh hưởng nhanh và mạnh đến tầng lớp trẻ, nhất là ở các đô thị lớn? Trên thực tế, văn hóa nhạc nhẹ chiếm một mảng lớn trong trong hệ thống văn hóa tiếp nhận văn học nghệ thuật hiện nay.
    Chính vì vậy, việc tìm hiểu văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ hiện nay là một vấn đề cấp thiết. Nghiên cứu này hy vọng nêu ra được cái gốc của vấn đề, trả lời một cách xác đáng, thỏa mãn vấn đề nêu ra ở trên, thực trạng "văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ Hà Nội". Để rồi từ đó có những định hướng cho lĩnh vực này phát triển một cách tích cực đến hoạt động văn hóa nói chung của giới trẻ hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

    MỤC LỤC


    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN NHẠC NHẸ VIỆT NAM
    7
    1.1.
    Các khái niệm
    7
    1.2.
    Nhạc nhẹ trong đời sống âm nhạc Việt Nam
    8
    1.3.
    Ca khúc nhạc nhẹ
    9
    1.4.
    Phong cách biểu diễn trong nhạc nhẹ
    11
    1.5.
    Phối khí trong nhạc nhẹ
    16
    1.6.
    Chất dân gian trong nhạc nhẹ
    21
    1.7.
    Tiếp thu tinh hoa nhạc nhẹ nước ngoài vào nhạc Việt Nam
    23
    1.8.
    Quan điểm phát triển dòng nhạc nhẹ
    26

    Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA NHẠC NHẸ TRONG GIỚI TRẺ HÀ NỘI
    31
    2.1.
    Nhóm sáng tác
    31
    2.2.
    Ca sĩ
    48
    2.3.
    Sản xuất và dịch vụ
    60
    2.4.
    Công chúng yêu nhạc nhẹ
    70

    Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHẠC NHẸ
    84
    3.1.
    Định hướng văn hóa nhạc nhẹ
    84
    3.2.
    Giải pháp phát triển văn hóa nhạc nhẹ trong giới trẻ Hà Nội
    88

    KẾT LUẬN
    95

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    102

    PHỤ LỤC
    105
     
Đang tải...