Thạc Sĩ Văn hóa người tày tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam bao

    gồm tất cả bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.

    Tính thống nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể

    đóng góp vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện

    không đánh mất bản sắc văn hóa tộc người.

    Nền văn hóa này đã chịu đựng được sự thử thách và khảo nghiệm của

    lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tính đoàn kết, tính thống nhất

    này đã hình thành nên khái niệm dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng và

    phát triển một nền văn hóa Việt Nam với tất cả sự phong phú và độc đáo của

    54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta. Việc phát triển văn hóa nhằm mục tiêu

    tạo nên sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam nhưng làm thế nào để

    tạo dựng nên một sự bền vững khi trên con đường phát triển các dân tộc lại

    đang đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bên cạnh đó, hiện nay các

    thế lực phản động trong nước và quốc tế đã và đang sử dụng văn hóa như một

    công cụ để kích động mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc.

    Do vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống

    còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với mỗi dân tộc.

    Dân tộc Tày là cư dân bản địa và lâu đời ở nước ta. Họ phân bố trên

    phạm vi rộng từ biên giới phía Bắc của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai

    xuống vùng trung du; từ biên giới phía đông của tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn,

    Cao Bằng qua huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.

    Thái Nguyên là một trong những tỉnh đồng bào Tày có mặt lâu đời và có số

    dân chiếm 9,08%. Trong đó người Tày ở Định Hóa có số dân trên 43367

    người chiếm 49,2 % dân số toàn huyện.

    Do sớm có mặt ở Định Hóa lại chiếm tỷ lệ dân số khá đông, trong tiến

    trình phát triển của lịch sử, đồng bào Tày nơi đây đã sớm xây dựng cho mình

    một nền văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng góp phần xây dựng nên

    truyền thống văn hóa Việt Nam.

    Trên cơ sở đó, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn trở thành vấn

    đề trọng tâm trong đường lối của Đảng. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung

    ương Đảng lần thứ V khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định rõ: “Di sản văn hóa

    là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ

    sở để tạo ra những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng

    bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và

    dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật

    thể”[56, tr.206].

    Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hóa

    truyền thống của đồng bào Tày ở huyện Định Hóa, chúng tôi chọn vấn đề

    “Văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” làm luận

    văn thạc sỹ của mình. Trong đó tập trung chủ yếu vào đời sống vật chất và

    tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa.




    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1

    1. Lý do chọn đề tài 1

    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

    3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 4

    4. Phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn . 5

    5. Nguồn tài liệu . 5

    6. Đóng góp của luận văn . 6

    7. Bố cục luận văn 6

    Chương 1: VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 7

    1.1. Lịch sử hành chính huyện Định Hóa 7

    1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8

    1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện 9

    1.4. Vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa . 13

    1.4.1. Dân số, nguồn gốc . 14

    1.4.2. Tình hình kinh tế . 14

    1.4.3. Đời sống văn hóa, xã hội . 17

    Tiểu kết chương 1 . 26

    Chương 2: VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGưỜI TÀY ĐỊNH HÓA . 27

    2.1. Ăn, uống 27

    2.1.1. Ăn . 27

    2.1.2. Uống . 31

    2.1.3. Ứng xử trong ăn uống . 32

    2.2. Nhà cửa . 34

    2.2.1. Nhà ở 34

    2.2.2. Kiến trúc công cộng 43

    2.3. Trang phục 45

    Tiểu kết chương 2 . 47

    Chương 3: VĂN HÓA TINH THẦN . 48

    3.1. Một số tục lệ trong chu kỳ đời người . 48

    3.1.1. Cưới xin 48

    3.1.2. Sinh đẻ 56

    3.1.3. Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới 59

    3.1.4. Ma chay 61

    3.2. Văn học dân gian . 73

    3.2.1. Truyện kể 73

    3.2.2. Ca dao, tục ngữ, câu đố . 80

    3.2.3. Thơ ca . 84

    3.3. Lễ hội dân gian 99

    3.3.1. Lễ hội Lồng tồng . 99

    3.3.2. Lễ hội cầu mùa 103

    3.4. Nghệ thuật . 104

    3.4.1. Nghệ thuật múa rối 104

    3.4.2. Nghệ thuật tạo hình . 106

    3.5. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền

    thống của người Tày Định Hóa trong điều kiện hiện nay . 111

    Tiểu kết chương 3 . 113

    KẾT LUẬN 115

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 119
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...