Tiểu Luận Văn hóa mỹ la tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của maket

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài.
    Đến với văn học Mỹ La tinh, điều khiến người đọc chúng ta không khỏi ngạc nhiên đó chính là một nền văn học phong phú với nhiều thể loại và gắn liền với mỗi một thể loại là một tên tuổi lớn, những con người đầy tài năng, góp phần không nhỏ cho nền văn học chung của nhân loại.
    Từ khi ra đời đến nay, văn học Mỹ La Tinh cũng như nhiều nền văn học của các nước trên thế giới cũng đã trải qua những thăng trầm, biến cố và rồi chính những trở ngại đó đã trở thành một tiền đề để tạo dựng nên một nền văn học có giá trị và tầm ảnh hưởng lớn như ngày hôm nay.
    Gabriel Garcia Márquez là một trong những nhà văn lớn của văn học Mỹ Latinh hiện đại và sáng tác của ông tiêu biểu cho tiểu thuyết hiện thực huyền ảo châu Mỹ Latinh từ sau đại chiến thế giới II. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình nhà văn đều xoay quanh trục chủ đề chính: Cái cô đơn, cái cô đơn được hiểu là mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người với con người. Đó là tình trạng, lạc hậu, cổ hủ, trì trệ đến mục ruỗng của xã hội. Ở tác phẩm của Gabriel Garcia Márquez còn có một tầng nghĩ ẩn sâu mà mới đọc qua một lần không thể thấy được, đó là tiếng gọi đoàn kết yêu thương giữa con người, đó là đòi hỏi một loại người mới đối lập với loại người mới chưa thành người. Với chủ đề này nhà văn đã miêu tả sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hình thái kinh tế xã hội mới. Nói cách khác nhà văn đã thể hiện mặc cảm khải huyền trước thực tại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên con người xã hội của châu Mỹ Latinh một cách độc đáo. Một trong những thành công giúp nhà văn thể hiện chủ đề này phải nói đến nghệ thuật kể truyện đặc sắc, tinh tế của tác giả đã đưa đến cho ông những thành công rực rỡ, dù ở thể loại nào đi chăng nữa truyện ngắn hay tiểu thuyết thì Gabriel Garcia Márquez đều có cách kể rất độc đáo thu hút được người đọc. Chính sự hấp dẫn của các tiểu thuyết của Mackex, tôi quyết định chọn đề tài “văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn”. Qua việc nghiên cứu này tôi muốn tìm hiểu hơn về tác giả và tác phẩm trăm năm cô đơn và giá trị văn hóa mà tác phẩm này để lại cho chúng ta.
    2. Lịch sử vấn đề.
    Như trên đã giới thiệu tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một hiện tượng văn học trên thế giới. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Con số độc giả đón đọc cuốn tiểu thuyết này lên đến hàng tỉ người và có “nguy cơ” chưa dừng lại (theo tác giả). Không những thế tác phẩm này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực quan tâm đến. Giới nghiên cứu phê bình văn học Anh, Mỹ và châu Âu đánh giá tác cuốn tiểu thuyết này: “có thể là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latin và văn học thế giới và chắc chắn là một tác phẩm được nhiều người biết đến nhất” [10, tr.139].
    Một nhà nghiên cứu văn học Nga và là một trong hai người dịch tác phẩm này sang tiếng Nga, V. Stolbov đánh giá: “Ông (Marquez) đã sáng tạo ra một tác phẩm không những duy nhất trong văn học Mỹ Latin mà cả văn học thế giới hiện đại: một cuốn tiểu thuyết sử thi độc đáo với một sự bao quát hùng vĩ các sự kiện, với những tính cách anh hùng đồ sộ, một cuốn tiểu thuyết chứa đựng trong môt dòng duy nhất cả sự thật lẫn tưởng tượng, vừa cái bi vừa cái hài, tính kịch với chất thơ, nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống” [10, tr.139]. Pablo Neruda - một nhà thơ vĩ đại của Chile, người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1971, đánh giá: “tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong nền văn học Mỹ Latin hiện đại” [10, tr.139].
    Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm này được biết đến qua bản dịch của một số dịch giả. Về việc nhiên cứu về tác giả và tác phẩm này vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu sâu. Tuy nhiên cũng phải kể đến: Nguyễn Trung Đức trong bản dịch tác phẩm Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, HN, 2000. Tác giả đã đưa ra những kiến giải về các vấn đề như cốt truyện và đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật và thông điệp Tuy nhiên, bài giới thiệu này chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi sâu vào nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
    Trong cuốn Văn học Mỹ Latin do Lại Văn Toàn (chủ biên), Nxb Thông tin Khoa học xã hội - chuyên đề, HN, 1999 đã tổng tập một số bài dịch của Nguyễn Thị Khánh, Lê Sơn, Thi Nguyên, Đinh Công Bắc, Đinh Quang Trung từ các bài viết của các tác gia nước ngoài. Cuốn sách đã giới thiệu cho ta một cách rõ nét về tình hình phát triển của nền văn học Mỹ Latinh, trong đó cũng giới thiệu một cách khái quát về tác giả G. Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
    Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), Nxb ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Tuy nhiên bài viết vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
    Đỗ Xuân Hà trong bài viết tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez, nêu lên một số thành tựu của G.Maquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là Chủ nghĩa huyền ảo kết hợp với Chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường. Bên cạnh những cái có thực trong đời sống xã hội của Mỹ Latin thời bấy giờ, tác giả cũng đã phân tích những yếu tố kì ảo trong tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu như: sự kết hợp nhiều loại thời gian trong quá trình kể chuyện của tác giả, nghệ thuật cá tính hóa nhân vật làm cho người đọc không bị nhầm lẫn giữa các nhân vật trùng tên nhau, thông qua đó ông chỉ những thành công của Maquez trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
    Và phải kể đến cuốn chuyên luận về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabrile Garcia Marquez của Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009. Tác giả đã tóm lượt được nội dung của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn một cách cụ thể và khái quát nhất qua từng chương để người đọc có thể hình dung được, Ngoài ra còn đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở một số mặt nội dung cũng như nghệ thuật để cho người đọc có thể hình dung và hiểu một cách sâu sắc nhất nhất.
    Nhìn chung những công trình trên đã phần nào khái quát lên được những đặc điểm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật và giá trị của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu. Trên cơ sở đó cộng với sự kết hợp một số nguồn tư liệu khác, chúng tôi mạnh dạn đi vào việc nghiên cứu đề tài : “văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez ”.
    3. Mục đích nghiên cứu.
    Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích tìm hiểu về tác giả Gabriel Garcia Márquez về con người cũng như những sáng tác của ông. Đặc biệt là để tìm hiểu về giá trị văn hóa của Mỹ La Tinh được tác giả phản ánh qua từng câu chuyện trong tác phẩm này, để từ đó hiểu thêm về nền văn hóa của vùng đất còn nhiều bí ẩn này. Đây chính là mục đích mà tôi chọn đề tài này.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đề tài nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa của Mỹ La Tinh thông qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez nên tôi chỉ tập trung đi vào nghiên cứu giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại. Từ đó khái quát một vài nét văn hóa của Mỹ La Tinh nhằm hiểu hơn về châu lục này.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm: Chúng tôi căn cứ trên những nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác của tác giả để rút ra những yếu tố ảnh hưởng đến không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời dựa vào văn bản tác phẩm để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề đang trình bày.
    - Phương pháp thống kê: Chúng tôi thống kê lại những tình tiết sự kiện quan trọng trong tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo những nhóm khác nhau cùng phục vụ cho một ý lớn trong nội dung của đề tài để làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện khái quát.
    - Phương pháp phân tích: Sau khi đã thống kê những chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm chúng tôi tiến hành đi sâu phân tích chúng để chứng minh, giải thích cho những đề mục chính và nội dung của toàn bộ đề tài.
    Ngoài ra để hoàn chỉnh bài viết của mình hơn chúng tôi còn vận dụng một số phương pháp khác để bài viết của mình trọn vẹn và đầy đủ hơn.
    6.Cấu trúc đề tài.
    Ngoài phần mở đầu và phần kết bài thì bài tiểu luận của chúng tôi tập trung vào làm nổi bật một số vấn đề của các chương chính sau:
    Chương 1: Các vấn đề chung.
    Chương 2: Gabriel Garciel Garcia Marquaez – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
    Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...